Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 44 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 44 trong Bài 7: Đạo đức kinh doanh Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 44.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 44 Kết nối tri thức
Luyện tập 1 trang 44 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh.
b. Đạo đức kinh doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
c. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm với doanh nghiệp.
d. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.
Lời giải:
- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn,…) như: ban giám đốc; các thành viên của hội đồng quản trị; cán bộ, công nhân viên, người lao động làm thuê,…
- Ý kiến b. Đồng tình, vì: thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh.
- Ý kiến c. Đồng tình, vì: sự cam kết và tận tâm của người lao động đối với doanh nghiệp xuất phát từ việc họ tin rằng: tương lai của mình gắn liền với tương lai của doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp thực hiện tốt đạo đức kinh doanh đối với người lao động (thông qua các hành động, như: tôn trọng, có chế độ lương và chế độ đãi ngộ tốt…) thì người lao động sẽ càng tận tâm với công việc và có tâm lý cam kết gắn bó lâu dài với tổ chức.
- Ý kiến d. Không đồng tình, vì: đảm bảo đạo đức kinh doanh sẽ góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ví dụ:
+ Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh có thể lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của công ty, từ đó giúp nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
+ Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có được sự trung thành và tận tâm của người lao động, qua đó góp phần nâng cao được hiệu quả sản xuất.
Luyện tập 2 trang 44 KTPL 11: Em hãy cho biết hành vi của các chủ thể kinh doanh trong những trường hợp sau là phù hợp hay vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh? Vì sao?
a. Công ty G đã sử dụng hàng nước ngoài kém chất lượng, dán tem hàng Việt Nam chất lượng cao để bán.
b. Cô X đã cung cấp thông tin bí mật về một công nghệ mới của công ty mình đang làm việc cho một đối tác để được nhận một khoản tiền.
c. Thấy các nguyên liệu để làm bánh kẹo đã quá hạn ghi trên bao bì, anh C đề nghị với Giám đốc xí nghiệp không sử dụng các nguyên liệu đó để sản xuất mặc dù hương vị vẫn thơm ngon, màu sắc vẫn dẫn.
Lời giải:
- Trường hợp a. Công ty G đã vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh, vì: công ty này đã thực hiện hành vi gian dối về chất lượng của sản phẩm => không trung thực trong kinh doanh.
- Trường hợp b. Cô X đã vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh, vì: hành động của cô X đã vi phạm quy định đảm bảo bí mật.
- Trường hợp c. Hành động của anh C phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Vì: hành động của anh nhằm đảm bảo lợi ích về sức khỏe cho khách hàng; đồng thời giữ uy tín về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Luyện tập 3 trang 44 KTPL 11: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức kinh doanh trong các trường hợp dưới đây:
a. Phát hiện ra có lỗi trong chi tiết ở động cơ, doanh nghiệp ô tô thông báo thu hồi lại sản phẩm và bồi thường thỏa đáng cho khách hàng.
b. Siêu thị H luôn thực hiện nghiêm ngặt kiểm soát chất lượng, truy soát nguồn gốc xuất xứ các hàng hóa nhập vào siêu thị.
c. Doanh nghiệp T hướng đến mô hình “sản xuất xanh”.
Lời giải:
- Trường hợp a. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong trường hợp này là:
+ Làm hài lòng khách hàng.
+ Nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp.
- Trường hợp b. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong trường hợp này là:
+ Làm hài lòng khách hàng.
+ Nâng cao chất lượng và uy tín của siêu thị.
- Trường hợp c. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong trường hợp này là:
+ Làm hài lòng khách hàng.
+ Nâng cao chất lượng và uy tín của siêu thị.
+ Gắn kết các lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.
Vận dụng 1 trang 44 KTPL 11: Em hãy viết bài giới thiệu về một tấm gương đạo đức kinh doanh và nêu bài học rút ra từ tấm gương đó.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về doanh nhân Bạch Thái Bưởi
Ông Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 tại làng An Phú, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông chính là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, người làm kinh doanh với khát vọng to lớn là cải tạo xã hội, mà cụ thể là ước vọng có thể xây dựng một Hà Nội lung linh, hoa lệ như Paris.
Từ một công chức làm trong một hãng thầu công chánh của Pháp, một dịp may đến với ông là năm 1895, Hội chợ Bordeaux được tổ chức tại Pháp, Bạch Thái Bưởi được chọn, qua đề cử của công sứ Bonnet. Trong những ngày ở Pháp, không như những người khác dành thời gian du hí đây đó, ông nỗ lực tìm hiểu, học hỏi cung cách buôn bán, cách tổ chức và quản lí sản xuất, nghệ thuật khuếch trương thương nghiệp.
Trên chuyến tàu trở về nước, Bạch Thái Bưởi đã manh nha một quyết định táo bạo: xin nghỉ việc để đi vào con đường kinh doanh với quan điểm “phải biết cung cấp cái mà người ta đang thiếu, cái mà người ta đang cần. Nhưng phải kịp thời”. Ông đã hùn tiền với một người Pháp để chuyên khai thác gỗ làm tà-vẹt bán cho Sở Hoả xa Đông Dương. Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm. Ông bảo: “Tiền mất đi còn có thể tìm lại được, chứ chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này”.
Bạch Thái Bưởi thành công và thu hút được nhiều người tài về cùng dựng nghiệp vì ông là người rất biết cách đối đãi và tin tưởng những cộng sự của mình. Ông cũng quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền, dành chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên, trợ cấp cho học sinh nghèo đi du học,… Có lẽ, Bạch Thái Bưởi là nhà doanh nghiệp Việt Nam trước nhất đầu thế kỉ XX đã có ý thức vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc như một vũ khí sắc bén để chiến thắng vẻ vang đối thủ cạnh tranh của mình.
(*) Bài học cho bản thân:
- Giữ chữ tín trong kinh doanh.
- Tôn trọng và đảm quyền lợi cho nhân viên, tôn trọng khách hàng.
Vận dụng 2 trang 44 KTPL 11: Em hãy viết bài bình luận về ý nghĩa của câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” trong kinh doanh và chia sẻ với người thân trong gia đình và các bạn.
Lời giải:
(*) Bài viết tham khảo:
Lời giải KTPL 11 Bài 7: Đạo đức kinh doanh Kết nối tri thức hay khác: