Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 69 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 69 trong Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 69.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 69 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 69 KTPL 11: Quy định tỉ lệ ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong thông tin 1 nhằm mục đích gì? Vì sao
Lời giải:
Quy định tỉ lệ ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong thông tin 1 nhằm mục đích để các dân tộc thiểu số có thể thực hiện được quyền bình đẳng giữa các dân tộc khi tham gia vào các cơ quan đại diện của Nhà nước.
Câu hỏi 2 trang 69 KTPL 11: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong thông tin 2?
Lời giải:
Thông tin 2 cho thấy các dân tộc sinh sống ở Việt Nam đều bình đẳng về chính trị, người của bất kì dân tộc nào cũng có thể được bầu làm đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, quyền bình đẳng giữa các dân tộc không chỉ về mặt pháp lí mà cả về thực tiễn, được hiện thực hoá trong kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV.
Câu hỏi 3 trang 69 KTPL 11: Em hãy lấy ví dụ thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị.
Lời giải:
ví dụ
- Nghị quyết số 1135 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đặt mục tiêu phấn đấu đạt 18% tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) trúng cử đại biểu Quốc hội trong tổng số đại biểu Quốc hội.
- Trong nhiều nhiệm kỳ bầu cử vừa qua, tỷ lệ người DTTS tham gia bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị đại diện cho nhân dân đã đạt một số thành tựu, nhìn chung tăng cả về số lượng cũng như chất lượng. Từ lúc mới có 10,2% (khóa I), đến khóa XII là 17,7%.
Lời giải KTPL 11 Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc hay khác: