Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 89 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 89 trong Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 89.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 89 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 89 KTPL 11: Em hãy cho biết, các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền của công dân về ứng cử như thế nào?
Lời giải:
- Trong trường hợp 2, chị M đã thực hiện quyền của công dân về ứng cử bằng việc chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục tham gia ứng cử và một số quy định có liên quan, đồng thời chia sẻ dự định đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và bày tỏ mong muốn mọi người tạo điều kiện, hỗ trợ mình đạt được kết quả tốt trong cuộc bầu cử sắp tới.
- Trong thông tin 3, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XV, đơn vị bầu cử số 4, thành phố Hà Nội đã thực hiện quyền của công dân về ứng cử bằng việc tham dự Hội nghị tiếp xúc với cử tri các quận Hoàng Mai, huyện Gia Lâm; trình bày chương trình hành động của mình và tiến hành vận động bầu cử theo luật định.
Câu hỏi 2 trang 89 KTPL 11: Theo em, công dân có những quyền gì về ứng cử? Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về ứng cử.
Lời giải:
- Công dân có các quyền về ứng cử như: bình đẳng giới về ứng cử; tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin về ứng cử theo quy định của pháp luật; tố cáo về người ứng cử; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử; giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử...
- Ví dụ: Công dân nam, nữ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; công dân gửi đơn khiếu nại khi phát hiện danh sách người ứng cử sai sót;...
Lời giải KTPL 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử hay khác: