Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 128 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 128 trong Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 128.
Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 128 Cánh diều
Luyện tập 2 trang 128 KTPL 12: Vịnh Thái Lan là một biển nửa kín, nằm ở phía Tây Nam Biển Đông, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Tháng 9/1992, Việt Nam và Thái Lan bắt đầu tiến hành đàm phán phân định vùng biển giữa hai nước trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Sau 9 vòng đàm phán, hai bên kết thúc đàm phán với việc kí Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa hai nước vào ngày 09/8/1997, có hiệu lực kể từ ngày 26/02/1998. Theo Hiệp định, hai bên giải quyết dứt điểm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn, theo đó Việt Nam hưởng 32,5% diện tích khu vực chồng lấn giữa hai nước.
Hiệp định phân định biển Việt Nam - Thái Lan là hiệp định phân định biển đầu tiên mà Việt Nam kí kết với các quốc gia láng giềng sau khi Công ước Luật Biển năm 1982 chính thức có hiệu lực vào năm 1994. Cùng với hiệp định này, Việt Nam và Thái Lan cũng đã có thoả thuận về việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước vào năm 1998, góp phần quan trọng vào việc duy trì trật tự, ổn định vùng biển giáp ranh giữa hai nước, góp phần vào việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan, nhằm duy trì hoà bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.
Em hãy cho biết, pháp luật quốc tế cỏ vai trò như thế nào trong việc đàm phán, kí kết Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Thái Lan.
Lời giải:
- Vai trò của pháp luật quốc tế trong trường hợp trên:
+ Pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lí để Việt Nam và Thái Lan tiến hành đàm phán, kí kết Hiệp định về phân định ranh giới biển
+ Pháp luật quốc tế ràng buộc nghĩa vụ pháp lí của các bên trong đàm phán, kí kết Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Thái Lan
Luyện tập 3 trang 128 KTPL 12: Ghana và Côte d'Ivoire (Bờ Biển Ngà) là hai nước có bờ biển liền kề nhau và bao quanh Vịnh Guinea ở Tây châu Phi. Khu vực biển cần phân định nằm ở Đại Tây Dương. Do có tranh chấp, hai nước đề nghị Toà án Quốc tế về Luật Biển tiến hành phân định biển trong vùng biển chồng lấn lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, bao gồm cả thềm lục địa vượt quá 200 hải lí.
Ghana và Côte d'Ivoire có hai bất đồng liên quan đến phương pháp phân định biển. Ghana yêu cầu áp dụng phương pháp đường trung tuyến trong khi Côte de’Ivoire yêu cầu áp dụng phương pháp đường phân giác. Trên cơ sở các nguyên tắc phân định biển là nguyên tắc đường trung tuyến, giải pháp công bằng, minh bạch, Toà án Quốc tế về Luật Biển đã quyết định áp dụng phương pháp đường trung tuyến cho phân định biển giữa Ghana và Côte d'Ivoire.
Trong trường hợp trên, Ghana và Côte d'Ivoire đã sử dụng nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển?
Lời giải:
- Trong trường hợp trên, Ghana và Côte d’Ivoire đã sử dụng hai nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế sau:
+ Nguyên tắc hòa bình, giải quyết các tranh chấp quốc tế: Hai nước đã chọn cách giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án Quốc tế về Luật Biển, một cơ chế giải quyết tranh chấp hoà bình, thay vì dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực.
+ Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế: Cả hai nước đều đã tuân thủ quyết định của Toà án Quốc tế về Luật Biển, thể hiện sự tận tâm và thiện chí trong việc thực hiện cam kết quốc tế.
- Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp đường trung tuyến trong việc phân định biển giữa hai nước cũng phản ánh nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, khi mà cả hai nước đều có quyền lực ngang nhau trong việc đàm phán và quyết định về ranh giới biển của mình.
Luyện tập 4 trang 128 KTPL 12: Ngày 20/7/1983, Việt Nam và Campuchia đã tiến hành kí kết Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới và Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia, ngày 27/12/1985 hai nước kí Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia. Năm 1986, hai nước tiến hành phân giới, cắm mốc và trên thực tế đã triển khai cắm được 72 222 cột mốc, phân giới được 200km. Với tỉnh thần quyết tâm hoàn thành dứt điểm vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, năm 2005, hai nước đã tiếp tục phối hợp triển khai phân giới, cắm mốc, hoàn thành phân giới, cắm mốc đối với 1 045km đường biên giới, tương đương 84% khối lượng trên toàn tuyến; kí kết Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền năm 2019.
Em hãy cho biết, biên giới Việt Nam - Campuchia được hình thành trên cơ sở nào. Đường biên giới này do ai xây dựng nên.
Lời giải:
- Biên giới Việt Nam – Campuchia được hình thành trên cơ sở các Hiệp ước và Hiệp định mà hai nước đã ký kết. Cụ thể, các Hiệp ước và Hiệp định này bao gồm:
+ Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới và Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia, ký kết vào ngày 20/7/1983.
+ Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia, ký kết vào ngày 27/12/1985.
+ Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền, ký kết vào năm 2019.
- Đường biên giới này được xây dựng nên bởi chính phủ của cả hai nước, Việt Nam và Campuchia, thông qua quá trình đàm phán và thỏa thuận. Trong quá trình này, hai nước đã tiến hành phân giới, cắm mốc và hoàn thành việc phân giới, cắm mốc đối với phần lớn đường biên giới. Quá trình này diễn ra trong nhiều năm và đã được hoàn thành vào năm 2019. Quá trình này được thực hiện theo tinh thần tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ pháp luật quốc tế.
Lời giải KTPL 12 Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế hay khác: