Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 34 Cánh diều
Với Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 34 trong Bài 4: An sinh xã hội Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 34.
Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 34 Cánh diều
Câu hỏi trang 34 KTPL 12:
a) Em hãy đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2012-2020.
b) Theo em, an sinh xã hội có vai trò như thế nào đối với con người và xã hội
Thông tin. Trong giai đoạn 2012 - 2020, hệ thống chính sách xã hội đã cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo quyền an sinh của người dân theo Hiến pháp năm 2013. Năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt 0,71. Chính sách việc làm, thu nhập, giảm nghèo: Hằng năm đã tạo được khoảng 1,5 - 1,6 triệu lượt việc làm cho người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2020 là 4,25 triệu đồng/tháng, tăng gần 3 lần; thu nhập bình quân của hộ nghèo đã tăng 3,5 lần,... Chính sách bảo hiểm xã hội: Số người tham gia bảo hiểm xã hội dạt 16,2 triệu người; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng lên gần 13,4 triệu người, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,8 triệu người. Chính sách trợ giúp xã hội: Số người được hưởng trợ giúp xã hội đạt 3,509 triệu người. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng thực hiện hỗ trợ thường xuyên và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và các nguyên nhân khách quan khác. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản: Tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 97,85%, tuổi thọ trung bình của dân cư là 74 tuổi; tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 88,5 %, 100% xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hai đảo được phủ sóng phát thanh, truyền hình,... (Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Kết quả thực hiện chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, định hướng hoàn thiện chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) |
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Nhận xét:
- Trong giai đoạn 2012 - 2020, Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách an sinh xã hội và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, ví dụ như:
+ Gia tăng việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
+ Số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng lên.
+ Số người được hưởng trợ giúp xã hội đạt 3,509 triệu người. Nhà nước cũng thực hiện hỗ trợ thường xuyên và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và các nguyên nhân khách quan khác.
+ Tỉ lệ biết chữ, tuổi thọ của người dân gia tăng.
- Những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2012 - 2020 của nhà nước Việt Nam đã cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo quyền an sinh của người dân theo Hiến pháp năm 2013.
♦ Yêu cầu b) Vai trò của an sinh xã hội:
- Giúp phát huy tinh thần đoàn kết, giúp dỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng, xã hội, góp phần giảm bớt khó khăn cho những người không may gặp phải rủi ro trong cuộc sống.
- Là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
- Là một công cụ hiệu quả để Nhà nước thực hiện chính sách xã hội nhằm ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững và tiến bộ xã hội.
Luyện tập 1 trang 34 KTPL 12: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội?
A. Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền hưởng an sinh xã hội.
B. An sinh xã hội tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội.
C. Chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội.
D. Hệ thống chính sách an sinh xã hội dựa trên 3 trụ cột chính: việc làm, thu nhập và giảm nghèo, bảo hiểm xã hội; trợ giúp xã hội.
Lời giải:
- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: Ở Việt Nam, Điều 34 Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”. Như vậy, “quyền được bảo đảm an sinh xã hội” là quyền công dân. Đây không phải là quyền dành cho tất cả mọi người mà chỉ dành riêng cho công dân Việt Nam; những người không có quốc tịch Việt Nam thì không có quyền này theo Hiến pháp năm 2013.
- Ý kiến b. Đồng tình, vì: Bản chất của an sinh xã hội là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác.
- Ý kiến c. Đồng tình, vì: Chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội.
- Ý kiến d. Không đồng tình, vì: Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm 5 trụ cột: 1) Bảo hiểm xã hội; 2) Bảo hiểm y tế; 3) Bảo hiểm thất nghiệp; 4) Cứu trợ xã hội; 5) Trợ giúp và ưu đãi xã hội.
Luyện tập 2 trang 34 KTPL 12: Em hãy nhận xét những ý kiến dưới dây về vai trò của an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội:
A. An sinh xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội.
B. Giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội góp phần duy trì ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản là một trong những trụ cột của hệ thống chính sách an sinh xã hội.
D. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện để phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro, đảm bảo dịch vụ xã hội cơ bản cho mọi thành viên trong xã hội.
Lời giải:
- Ý kiến A. Đồng tình. Vì: an sinh xã hội là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
- Ý kiến B. Đồng tình, vì: an sinh xã hội là một công cụ hiệu quả để Nhà nước thực hiện chính sách xã hội nhằm ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững và tiến bộ xã hội.
- Ý kiến C. Không đồng tình. Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm 5 trụ cột: 1) Bảo hiểm xã hội; 2) Bảo hiểm y tế; 3) Bảo hiểm thất nghiệp; 4) Cứu trợ xã hội; 5) Trợ giúp và ưu đãi xã hội.
- Ý kiến D. Đồng tình. Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm 5 trụ cột: 1) Bảo hiểm xã hội; 2) Bảo hiểm y tế; 3) Bảo hiểm thất nghiệp; 4) Cứu trợ xã hội; 5) Trợ giúp và ưu đãi xã hội. Xét về thực chất, năm trụ cột này là nhằm thực hiện 3 chức năng chiến lược của hệ thống an sinh xã hội: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro.
Lời giải KTPL 12 Bài 4: An sinh xã hội hay khác: