Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 99 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 99 trong Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 99.
Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 99 Cánh diều
Luyện tập 3 trang 99 KTPL 12: Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum có gần 400 học sinh, hầu hết là con em dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Từ nhiều năm nay, Ban Giám hiệu nhà trường đã phối hợp với các nghệ nhân truyền dạy Cổng Chiêng - Xoang cho học sinh. Để học sinh có cơ hội trải nghiệm, nhân lên lòng tự hào với văn hoá truyền thống dân tộc mình, Ban Giám hiệu trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Tu Mơ Rông động viên học sinh tham gia các hội thi, hội diễn cồng chiêng, đồng thời tạo điều kiện để các em trải nghiệm thực tế tại lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc anh em. Cồng Chiêng - Xoang trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Cồng Chiêng - Xoang, làm nòng cốt để tham gia các lễ hội trên địa bàn.
(Theo VOV - Tây Nguyên, ngày 27/11/2022)
Em hãy cho biết, hoạt động truyền dạy Cồng Chiêng - Xoang ở trường Phổ thông Dân tộc nội trả huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum là thực hiện quyền và nghĩa vụ nào của công dân về bảo vệ di sản văn hoá? Vì sao?
Lời giải:
Hoạt động truyền dạy Cồng Chiêng – Xoang ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá như sau:
- Quyền của công dân: Học sinh có quyền tiếp cận, hưởng thụ di sản văn hoá thông qua việc tham gia các hội thi, hội diễn Cồng Chiêng – Xoang, và trải nghiệm thực tế tại lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc anh em.
- Nghĩa vụ của công dân: Học sinh có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Khi tham gia vào các hoạt động truyền dạy Cồng Chiêng – Xoang, họ đang thực hiện nghĩa vụ này bằng cách duy trì và phát huy giá trị của Cồng Chiêng – Xoang trong đời sống văn hoá của cộng đồng. Cụ thể:
+ Việc truyền dạy Cồng Chiêng – Xoang cho học sinh giúp họ hiểu rõ hơn về di sản văn hoá của dân tộc mình, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận và hưởng thụ di sản văn hoá này.
+ Bên cạnh đó, việc tham gia các hội thi, hội diễn Cồng Chiêng – Xoang, và trải nghiệm thực tế tại lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc anh em cũng giúp học sinh thực hiện nghĩa vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Đây là cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hoá.
Luyện tập 4 trang 99 KTPL 12: Di tích lịch sử - văn hoá C đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá của tỉnh X, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước thường xuyên đến tham quan, du lịch, được cán bộ nhân viên khu di tích tiếp đón, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch. Ngoài tham quan, du lịch, nhiều người còn đến đây tìm hiểu, thu thập tư liệu để làm tài liệu nghiên cứu. Đối với khách du lịch muốn thu thập tư liệu nghiên cứu thì những cán bộ quản lí khu di tích lịch sử - văn hoá không muốn cung cấp thông tin, tư liệu và thường từ chối bằng câu: “Tôi không có quyền”
Trong tình huống này, cán bộ quản lí khu di tích lịch sử - văn hoá có thực hiện đúng nghĩa vụ của mình không? Vì sao?
Lời giải:
- Trong tình huống này, cán bộ quản lí khu di tích lịch sử - văn hoá C không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, vì: Khoản 4, Điều 15, Luật Di sản văn hóa quy định: Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa;…. Dẫn chiếu theo điều luật này, cán bộ quản lí khu di tích lịch sử - văn hoá C đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật khi từ chối cung cấp thông tin, tư liệu về khu di tích đến khách du lịch.
Vận dụng 1 trang 99 KTPL 12: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Quy tắc ứng xử đối với khách du lịch khi đến tham quan tại những khu di tích lịch sử - văn hóa
Vận dụng 2 trang 99 KTPL 1: Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch khảo sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá ở nơi em sinh sống.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Ở địa phương em đa số người dân đều tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá
- Tuy nhiên, vẫn còn một số cá nhân có hành vi chưa phù hợp, vi phạm quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá. Ví dụ như:
+ Trường hợp 1: Ông S là người được chính quyền xã giao trông coi đền P-một di tích văn hoá quốc gia có tuổi đời hàng trăm năm, gắn liền với nhiều sự tích về tín ngưỡng của người dân địa phương. Gần đây, do sơ suất trong lúc dọn dẹp vệ sinh, ông S phát hiện đền bị mất trộm nhiều cổ vật có giá trị, tuy nhiên, lo sợ bị trách phạt nên ông không báo cáo sự việc với cơ quan chức năng.
+ Trường hợp 2: Trong quá trình thi công xây nhà cho anh H, anh A đã phát hiện một số hiện vật bằng đồng. Nghi ngờ các hiện vật này có niên đại từ thời Nguyễn, anh đã liên hệ với những người buôn đồ cổ để bán.
Lời giải KTPL 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá hay khác: