Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 108 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 108 trong Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 108.
Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 108 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 2 trang 108 KTPL 12: Em hãy cho biết pháp luật quốc tế có vai trò gì trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trong trường hợp sau:
Somalia và Kenya là hai quốc gia có bờ biển tiếp liền ở khu vực Đông Phi, bên bờ Ấn Độ Dương, tranh chấp một vùng biển rộng hơn 100 000 km2. Ngày 22 -8-2014, cho rằng các hành động đơn phương của Kenya (khảo sát và khoan) trong vùng biển tranh chấp đã xâm phạm đến chủ quyền của mình, Somalia đưa vụ việc với Kenya ra Toà án Công lí Quốc tế (ICJ). Ngày 12 - 10 - 2021, ICJ công bố Phán quyết cuối cùng về phân định biển Somalia và Kenya, trong đó kết luận Kenya không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế thông qua các hoạt động trên biển tại khu vực tranh chấp.
Lời giải:
- Vai trò của pháp luật quốc tế trong trường hợp trên:
+ Pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lí để giải quyết tranh chấp về lãnh thổ giữa Somalia và Kenya;
+ Pháp luật quốc tế ràng buộc nghĩa vụ pháp lí của các bên trong giải quyết tranh chấp giữa Somalia và Kenya;
+ Pháp luật quốc tế bảo đảm việc giải quyết tranh chấp diễn ra trong hoà hình và bằng phương pháp thoả thuận hoặc cơ chế tài phán quốc tế.
Luyện tập 3 trang 108 KTPL 12: Em hãy đọc các trường hợp, thông tin sau sau và trả lời câu hỏi.
a. Cuộc xung đột vũ trang tại quốc gia H không có dấu hiệu giảm bớt. Trước tình hình đó, Hội động Bảo an Liên hợp quốc căn cứ Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế, đã họp và soạn thảo Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp quân sự để duy trì hoà bình tại quốc gia H. Trong thời gian chờ đợi Nghị quyết được thông qua, quốc gia K, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, đã đưa một số tàu quân sự của mình tiến vào lãnh thổ của quốc gia H.
- Việc làm của quốc gia K vi phạm nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế?
- Để không vi phạm nguyên tắc của pháp luật quốc tế trong trường hợp này quốc gia K cần phải làm gì?
b. Có quan điểm cho rằng các nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền; không can thiệp vào công việc nội bộ; quyền dân tộc tự quyết trong Hiến chương Liên hợp quốc xuất phát từ nội dung của "Sắc lệnh về hoà bình" của Nhà nước Xô Viết, trong đó kêu gọi chính phủ các bên tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất phải đình chiến và tiến hành những cuộc thương lượng. Quy định về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao trong công ước Viên năm 1961 có nguồn gốc từ quyền bất khả xâm phạm đối với sứ giả trong luật La Mã, Hy Lạp cổ đại.
Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong trường hợp trên?
Lời giải:
- Nước K vi phạm nhiều nguyên tắc:
+ Vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác vì đưa phương tiện quân sự vào lãnh thổ nước khác;
+ Vi phạm nguyên tắc nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực vì nước K uy hiếp nước H bằng cách đe doạ sử dụng vũ khí;
+ Vi phạm nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế vì nước K có hành vi đưa phương tiện quân sự vào lãnh thổ nước H nhằm mục đích uy hiếp nước này;
+ Vi phạm nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế vì nước K vi phạm quy định của pháp luật quốc tế khi đưa khí tài vào lãnh thổ nước H.
- Để không vi phạm, nước K cần kiềm chế, không thực hiện hành vi đưa vũ khí vào lãnh thổ nước H khi chưa có Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ngoài ra, nước K cần tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế để bảo đảm xung đột được giải quyết trong hoà bình và đối thoại.
Trường hợp b. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ qua lại. Nhiều văn bản pháp luật quốc tế có nguồn gốc từ văn bản pháp luật quốc gia, pháp luật quốc gia là một nguồn tham khảo khi xây dựng các văn bản pháp luật quốc tế.
Vận dụng trang 108 KTPL 12: Tìm hiểu về một điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và chia sẻ lợi ích từ việc tham gia điều ước quốc tế đó.
Lời giải:
- Việt Nam là một trong các nước đầu tiên ký thông qua văn kiện Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, cũng như phê chuẩn để UNCLOS có hiệu lực vào tháng 11/1994.
- Ý nghĩa của việc: Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982: Việt Nam là một quốc gia ven biển và có nhiều hoạt động trên biển, từ các hoạt động truyền thống như khai thác dầu khí, đánh bắt cá, hàng hải cho đến những hoạt động mới như phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Chiến lược biển Việt Nam 2018 đã xác định kinh tế biển, sử dụng bền vững biển là một trọng tâm lớn trong chiến lược phát triển của đất nước. Chính vì vậy, với ý nghĩa như nêu trên, UNCLOS có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường hoà bình, ổn định cũng như phát triển lâu dài của Việt Nam.
+ Thứ nhất, nhờ các quy định của UNCLOS, mặc dù còn những phức tạp nhất định, chúng ta đã xác lập và thực thi, quản lý được các vùng biển, các quyền và lợi ích trên biển, xác định cương vực của đất nước một cách phù hợp luật pháp quốc tế, được tuyệt đại đa số các nước công nhận. Trên cơ sở UNCLOS, ta đã đàm phán phân định biển với nhiều nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc (trong Vịnh Bắc Bộ)… Đây là căn cứ quan trọng để xác định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên biển.
+ Thứ hai, trên cơ sở UNCLOS, ta đã triển khai được nhiều hoạt động kinh tế biển lớn, mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước trong nhiều giai đoạn khác nhau, từ khai thác dầu khí tới khai thác, xuất khẩu thuỷ hải sản, thúc đẩy thương mại, góp phần thiết yếu vào sự phát triển kinh tế xã hội của ta trong những năm qua.
+ Thứ ba, UNCLOS là căn cứ để Việt Nam hợp tác với các nước liên quan để giải quyết nhiều thách thức từ suy thoái môi trường và hệ sinh thái biển, cũng như các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu, như mực nước biển dâng, acid hóa đại dương hay các thiên tai, thảm họa thiên nhiên.
+ Thứ tư, trên cơ sở bảo đảm các chính sách, luật pháp, quy định của Việt Nam đều phù hợp với UNCLOS, ta có thêm điều kiện để khẳng định các cam kết, đóng góp tích cực của Việt Nam đối với các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để thực hiện đầy đủ UNCLOS, cũng như giúp tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế đối với các vấn đề biển của Việt Nam.
Lời giải KTPL 12 Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế hay khác: