X

Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo

Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 118 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 118 trong Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 118.

Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 118 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 118 KTPL 12: Cho biết quan điểm của em về các nhận định sau và giải thích.

a. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích du lịch thì không được phép làm việc tại Việt Nam.

b. Quốc gia có toàn quyền quyết định về chế độ pháp lí của dân cư quốc gia mình.

c. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam thì không được coi là dân cư của Việt Nam.

d. Chế độ tối huệ quốc cho tất cả người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

e. Tất cả người nước ngoài vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Lời giải:

- Nhận định a đúng vì người nước ngoài chỉ được phép hoạt động theo đúng thị thực đã cấp khi nhập cảnh vào Việt Nam.

- Nhận định b sai vì chế độ pháp lí đối với những cá nhân có thân phận ngoại giao được xác định dựa trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia và các Công ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, lãnh sự.

- Nhận định c sai vì dân cư bao gồm toàn bộ những người cư trú trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia nhất định, không phân biệt thường trú hay tạm trú.

- Nhận định d sai vì chế độ này chỉ được áp dụng đối với người nước ngoài mà Việt Nam có kí kết hoặc tham gia các văn bản pháp luật quốc tế có quy định về chế độ tối huệ quốc.

- Nhận định e sai vì những người nước ngoài được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt sẽ không bị xử lí theo quy định của pháp luật Việt Nam mà việc xử lí sẽ được thực hiện thông qua con đường ngoại giao.

Luyện tập 2 trang 118 KTPL 12: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

a. Năm 2016, Chile khởi kiện Bolivia ra Toà Công lí quốc tế, yêu cầu Toà tuyên bố sông Silala là nguồn nước quốc tế, được điều chỉnh bởi tập quán quốc tế và đồng thời, công nhận các quyền của nước này với tư cách là một quốc gia ven sông. Mặc dù trước đó, hai quốc gia đã thoả thuận sơ bộ về vấn đề cùng khai thác vùng nước này, tuy nhiên, do Bolivia đã mở một trại sản xuất giống cá hồi được cung cấp từ sông Silala, khiến Chile phản ứng bằng việc tuyên bố sông Silala này là một nguồn nước quốc tế. Theo phán quyết, Toà án Công lí quốc tế thừa nhận rằng các bên đã đạt được thoả thuận về bản chất của Silala như một nguồn nước quốc tế và cả hai đều đồng ý rằng sông này được điều chỉnh bởi tập quán quốc tế.

Theo em, sau khi được thừa nhận là vùng nước quốc tế, Chile có quyền khai thác nguồn nước đi với sông Sika không?

b. Nước M và nước K là hai quốc gia láng giềng có tranh chấp về đường biên giới trên bộ trong nhiều năm. Lực lượng chấp pháp của hai quốc gia thường xuyên có xung đột nhưng không xảy ra xung đột về vũ trang. Ngày 15 tháng 6, nước K đột ngột có hành vi bắn rocket vào sâu trong lãnh thổ nước M. Cho rằng đây là hành vi gây chiến, xâm phạm chủ quyền quốc gia nên nước M cũng có những động thái đáp trả tương tự.

Hành vi của nước K đã xâm phạm đến quyền đối với lãnh thổ của nước M như thế nào?

c. Mặc dù từ năm 1984, giữa tỉnh Thanh Hoá (Việt Nam) và Hủa Phăn (Lào) đã hoàn thành công tác cắm mốc trên thực địa, nhưng nhân dân vùng biên vẫn còn quen với tập tục cũ, chưa thực sự tuân thủ nguyên tắc của quốc giới nên vẫn còn tình trạng xâm canh, xâm cư. Người dân Hủa Phăn phát rẫy canh tác đã xâm canh sang Thanh Hoá sáu điểm với tổng diện tích 41 ha. Người dân Thanh Hoá làm rẫy đã xâm canh sang địa phận Hủa Phăn ở một số điểm với tổng diện tích hơn 20 ha.

Theo em, hành vi xâm canh, xâm cư có vi phạm quy định về biên giới lãnh thổ không? Vì sao?

Lời giải:

- Trường hợp a.

+ Sau khi Chile và Bolivia thừa nhận sông Silala là nguồn nước quốc tế theo phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế thì Chile có quyền khai thác tài nguyên nước đối với sông này.

+ Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nguồn nước quốc tế phải đảm bảo nguyên tắc công bằng và hợp lí, không làm suy giảm, tổn hại tài nguyên nước và lợi ích của các quốc

gia hữu quan.

- Trường hợp b. Hành vi của nước K đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia của nước M. Nước M có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối đối với lãnh thổ quốc gia mình, việc nước K bắn rocket vào lãnh thổ nước M là hành vi vi phạm chủ quyền lãnh thổ được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế.

- Trường hợp c. Hành vi xâm xanh, xâm cư là hành vi vi phạm quy định về biên giới lãnh thổ. Vì theo Khoản 2 Điều 14 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 xâm canh, xâm cư là hành vi bị nghiêm cấm.

Lời giải KTPL 12 Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: