X

Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo

Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 74 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 74 trong Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 74.

Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 74 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 74 KTPL 12: Em đồng tình với nhận định nào sau đây về quyền sở hữu của công dân?

a. Quyền sở hữu là một quyền tài sản của công dân.

b. Công dân có quyền sở hữu đối với các loại tài nguyên khoáng sản trong lòng đất thuộc phạm vi thửa đất do mình đứng tên.

c. Chỉ chủ sở hữu mới có đầy đủ ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản.

d. Các phát minh, các đề tài khoa học, các sáng kiến cải tiến khoa học kĩ thuật không phải là tài sản nên mọi người đều có thể sử dụng chung miễn phí.

e. Trong trường hợp cần thiết, vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, I mot cang tao Nhà nước có thể trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của công dân.

Lời giải:

- Nhận định a sai vì quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

- Nhận định b sai vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đại diện chủ sở hữu là Nhà nước nên quyền sở hữu tài nguyên khoáng sản thuộc về Nhà nước. Nhà nước nắm giữ quyền kiểm soát tài nguyên khoáng sản và căn cứ theo các tiêu chí cụ thể trong Luật Khoáng sản năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) hay hợp đồng khoáng sản để cấp quyền khai thác khoáng sản cho các cá nhân và tổ chức có hoạt động khoáng sản.

- Nhận định c sai vì người không phải là chủ sở hữu có quyền chiếm hữu khi được uỷ quyền quản lí tài sản; khi phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp; khi người được giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự hoặc các trường hợp khác do pháp luật quy định.

- Nhận định d đúng vì theo khoản 2 Điều 2 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 thì trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.

Luyện tập 2 trang 74 KTPL 12: Em hãy đánh giá hành vi của các chủ thể sau:

a. Anh H làm nghề tài xế taxi. Trong một lần sau khi trả khách, anh phát hiện trên ghế sau có chiếc túi bị bỏ quên, anh liền liên hệ và xác minh các thông tin để trao trả.

b. Anh P mượn xe máy của anh T đi chơi, không may bị xe khác đâm làm vỡ gương chiếu hậu. Anh P không sửa mà trả lại xe máy cho anh T trong tình trạng hư hỏng.

c. Trong quá trình đào ao, gia đình chị B phát hiện một chiếc bình cổ không rõ nguồn gốc, niên đại. Chị đã nộp lại chiếc bình này cho chính quyền địa phương.

Lời giải:

- Trường hợp a. Đây là hành vi phù hợp theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Đieu 230 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi nhặt được tài sản người khác làm rơi, người nhặt được phải có trách nhiệm trả lại cho người bị mất. Nếu nhặt được tài sản mà tạm thời không trả lại, người nhặt được tài sản có thể đối mặt với việc bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Trường hợp b. Đây là hành vi không phù hợp theo quy định của pháp luật dân sự vì theo Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản thì bên mượn tài sản phải có các nghĩa vụ sau: giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

- Trường hợp c. Đây là hành vi hoàn toàn phù hợp theo quy định của pháp luật dân sự vì theo Điều 229 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy:

+ (1) Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ (2) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoa theo quy định của Luật Di sản văn hoá thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoa theo quy định của Luật Di sản văn hoá mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Luyện tập 3 trang 74 KTPL 12: Chủ thể trong trường hợp sau thực hiện đúng hay thực hiện sai quyền của mình? Vì sao?

Trường hợp. Là hàng xóm láng giềng thân thiết của nhau, ông A đã cho bà B vay 2 lượng vàng để bà bán đi lấy tiền hỗ trợ con trai xây dựng nhà mới. Thời hạn vay là 6 tháng (có giấy viết tay của bà B), con trai của bà B cũng biết mẹ mình vay 2 lượng vàng của ông A là để hỗ trợ cho mình. Ba tháng sau, trong một tai nạn giao thông, bà B đột ngột qua đời. Đến thời hạn trả nợ, ông A đã yêu cầu con trai bà B trả lại cho mình 2 lượng vàng đó. Nhưng con trai bà B không trả vì việc vay vàng là do mẹ anh vay chứ anh không vay. Mẹ anh đã mất nên anh không có nghĩa vụ phải trả nợ thay.

Lời giải:

- Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

+ Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

+ Người vay tiền có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản vay là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Như vậy, pháp luật không có quy định nào ghi nhận việc cha mẹ đi vay nợ thì con cái phải trả tiền thay, trừ những trường hợp được nêu tại mục sau:

Là người bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ: căn cứ theo Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay nếu đến thời hạn mà bên vay không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng. Như vậy, nếu người con bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ thì khi đến thời hạn thoả thuận mà cha mẹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì người con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

Nhận di sản thừa kế từ cha mẹ: khi người con được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ để lại, căn cứ theo Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Dẫn chiếu Điều 615 của Bộ luật này, các con phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do bố mẹ mình để lại cụ thể: khi cha mẹ qua đời, các con được hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà cha mẹ để lại, nếu trước khi mất bố mẹ vay nợ thì con cái nhận di sản theo di chúc hoặc theo hàng thừa kế có trách nhiệm phải trả nợ thay; trường hợp mà di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do cha mẹ để lại tương ứng nhưng không được vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ khi có thoả thuận khác.

Lời giải KTPL 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: