Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 101 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 101 trong Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 101.
Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 101 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 101 KTPL 12: Trong các trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vì sao? Theo em, hành vi vi phạm đó có thể dẫn tới những hậu quả gì?
Trường hợp 1. Ông K mới mở một xưởng gia công các sản phẩm nhựa và gỗ ở mảnh đất liền kề nhà chị B. Hoạt động sản xuất từ xưởng gây tiếng ồn rất lớn và tạo ra nhiều bụi nhưng ông K không sử dụng bất kì phương pháp chống ồn, chống ô nhiễm môi trường. Không đồng tình với việc làm của ông K, chị B và những người dân sống xung quanh xưởng gia công đã làm đơn đề nghị chính quyền can thiệp.
Trường hợp 2. Trong khoảng thời gian từ ngày 19-8-2021 đến ngày 22-9-2021, ông T (là quản lí vận chuyển hàng hoá của Công ty cổ phần Công nghệ môi trường A) đã bàn bạc, thống nhất với ông H và ông S, thông qua một số lái xe của Công ty trách nhiệm hữu hạn Môi trường xanh D vận chuyển 630.840kg chất thải từ Công ty A và 34.890kg chất thải từ Công ty X ở khu công nghiệp Z đem đổ ra môi trường. Dưới sự hướng dẫn của ông S và ông H, các lái xe đã đổ 652.295kg chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại xuống bờ sông và đổ 13.435kg chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại ra vệ đường.
Trường hợp 3. Mặc dù không được cơ quan chức năng cấp giấy phép khai thác tài nguyên, khoáng sản nhưng ông Q đã tự ý sử dụng một số phương tiện, máy móc, tiến hành khai thác cát xây dựng tại khu vực thượng nguồn lòng hồ thuỷ điện Đ để bán cho những tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Trong thời gian từ tháng 1-2023 đến tháng 9-2023 ông Q đã thực hiện khai thác khoảng hơn 6.000m3 cát, trị giá hơn 2 tỉ đồng.
Lời giải:
- Trong trường hợp 1:
+ Ông K đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường vì gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh; xâm phạm quyền được sống trong môi trường trong lành của những hộ dân xung quanh xưởng gia công.
+ Hành vi của ông K có thể dẫn đến những hậu quả như: gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và cuộc sống bình thường của người dân; gây ô nhiễm không khí; khiến ông K phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật ;...
- Trong trường hợp 2:
+ Ông T, ông H, ông S và những người có liên quan đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vì vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kĩ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Hành vi này có thể gây ra những hậu quả như: gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước sông và nguồn nước ngầm; ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, cuộc sống của người dân; huỷ hoại hệ sinh thái dưới sông; khiến những người vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật ;...
- Trong trường hợp 3:
+ Ông Q đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vì tự ý khai thác, mua bán tài nguyên thiên nhiên khi chưa được cấp phép.
+ Hành vi của ông Q có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hồ thuỷ điện Đ; khiến ông Q phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật ;...
Luyện tập 1 trang 101 KTPL 12: Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá của các chủ thể trong những trường hợp dưới đây.
a. Trong khi đào giếng, anh T phát hiện một số cổ vật nhưng không thông báo với cơ quan chức năng. Anh làm sạch những cổ vật đó và cất giấu trong nhà để sau này sẽ truyền lại cho con cháu. Anh T chia sẻ với người thân trong gia đình rằng, chỉ có hành vi mua bán, phá hoại cổ vật mới là hành vi trái pháp luật, việc tự giữ gìn, bảo quản các cổ vật là bảo vệ di sản văn hoá.
b. Di tích lịch sử A thường xuyên đón tiếp các đoàn khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu. Dù là khách trong nước hay khách quốc tế, bà H (quản lí khu di tích) luôn nhiệt tình tiếp đón, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có những trải nghiệm lí thú và thu thập được những thông tin bổ ích, đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Lời giải:
- Trường hợp a.
+ Suy nghĩ và việc làm của anh T là sai trái, vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong việc thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.
+ Hành vi của anh T khiến người thân trong gia đình nhận thức sai lệch trong việc bảo vệ di sản văn hoá, khiến các cổ vật không phát huy được giá trị lịch sử, văn hoá vốn có của mình và gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn.
- Trường hợp b.
+ Bà H đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá.
+ Những việc làm của bà H đã gián tiếp phát huy các giá trị tốt đẹp của di tích lịch sử A và tạo điều kiện thuận lợi để du khách gần xa thực hiện quyền tham quan, hưởng thụ, nghiên cứu di sản văn hoá của mình.
Lời giải KTPL 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên hay khác: