X

Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức

Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 56 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 56 trong Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 56.

Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 56 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 56 KTPL 12: Theo em, để xây dựng được kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình cần thực hiện những nội dung nào? Vì sao?

Lời giải:

- Để xây dựng kế hoạch thu, chi hợp lí, mỗi gia đình cần thực hiện những nội dung sau:

+ Bước 1: Thảo luận để xác định mục tiêu tài chính trong gia đình và thời gian thực hiện.

+ Bước 2: Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình.

+ Bước 3: Thống nhất các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu trong gia đình.

+ Bước 4: Thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu và tiết kiệm trong gia đình.

+ Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi hằng tháng theo kế hoạch thông qua việc ghi chép và điều chỉnh các khoản chi tiêu cho phù hợp.

Câu hỏi 2 trang 56 KTPL 12: Hãy xây dựng kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình và thuyết trình về việc thực hiện kế hoạch đó trong gia đình em.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình và thời gian thực hiện: Gia đình em (có 4 thành viên) đặt ra mục tiêu:

+ Sau 3 tháng mua một chiếc xe đạp điện chuẩn bị cho em gái vào học trung học phổ thông;

+ Sau 1 năm tích luỹ được một khoản tiền cho em vào học đại học;

+ Sau 10 năm sẽ mua được một căn chung cư,...

- Bước 2: Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình. Để thực hiện được các mục tiêu tài chính đã đặt ra, gia đình em đã liệt kê tất cả các nguồn thu nhập trong gia đình bao gồm:

- Thu nhập từ tiền lương của bố mẹ em.

- Lãi suất từ hai quyển sổ tiết kiệm của gia đình đã tích luỹ được trước đó.

- Thu nhập từ tiền làm thêm của bố, mẹ.

- Thu nhập từ tiền cho thuê cửa hàng của gia đình.

- Bước 3: Thống nhất các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu trong gia đình.

+ Các khoản chi phí cần trả như: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, tiền học của con, ... là các khoản chi bắt buộc, thiết yếu.

+ Còn các khoản chi cho giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác được xác định là khoản chi không thiết yếu.

- Bước 4: Thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu và tiết kiệm trong gia đình. Trong cuộc sống, gia đình em thực hiện triệt để quy tắc 50/30/20, các chi tiêu trong gia đình sẽ được chia thành tỉ lệ 50%, 30% và 20%. Trong đó:

+ 50% dành cho các chi tiêu thiết yếu cho gia đình như: chi phí đi lại, ăn uống, điện nước, tiển học cho con, ...

+ 30% thu nhập được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm, quỹ dự phòng,...

+ 20% dành cho các chi tiêu cá nhân của các thành viên trong gia đình bao gồm các khoản chi phí mua sắm, du lịch, giải trí,...

=> Cuối mỗi tháng, mẹ em sẽ tổng hợp chi tiêu trong tháng, so sánh chi tiêu thực tế với kế hoạch đề ra. Từ đó, đưa ra những nhận định khách quan và điều chỉnh chi tiêu những tháng sau cho phù hợp. Trước khi điều chỉnh, mẹ luôn thảo luận tạo sự đồng tình của các thành viên để chi tiêu hợp lí và đảm bảo hoà khí trong gia đình.

- Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi hằng tháng theo kế hoạch

Luyện tập 1 trang 56 KTPL 12: Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm dưới đây? Vì sao?

a. Quản lí thu, chi là việc quản lí các nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu của tất cả các thành viên trong gia đình.

b. Mục đích của quản lí thu, chi trong gia đình là duy trì những thói quen chi tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực.

c. Chỉ khi nào được chi tiêu theo sở thích, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì mới đạt được mục tiêu tự do tài chính.

d. Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì mỗi gia đình đều phải có kĩ năng quản lí thu, chi.

Lời giải:

- Quan điểm a không đúng, vì không phải thành viên nào trong gia đình cũng đi làm, có thu nhập và tham gia vào các hoạt động tạo nên các nguồn thu nhập và chi tiêu trong gia đình được. Ví dụ: trẻ em, người cao tuổi, ...

- Quan điểm b đúng, vì nếu không quản lí thu, chi trong gia đình thì khó có thể duy trì những thói quen chi tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực.

- Quan điểm c không đúng, vì nếu chi tiêu theo sở thích, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình sẽ dẫn đến hậu quả các khoản thu nhập không thể đủ để bù đắp cho chi tiêu dẫn đến thâm hụt ngân sách gia đình, nợ nần, ...

- Quan điểm d đúng, vì quản lí thu, chi trong gia đình hợp lí sẽ kiểm soát được các nguồn thu trong gia đình; Theo dõi và điều chỉnh những thói quen chi tiêu không tích cực để đạt được các mục tiêu tài chính trong gia đình; Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình; Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với các tình huống rủi ro có thể xảy ra trong gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

Luyện tập 2 trang 56 KTPL 12: Em hãy cho biết việc làm của nhân vật trong các trường hớp dưới đây có ý nghĩa như thế nào trong quản lí thu, chi gia đình:

a. Chị D luôn ghi chép tất cả các khoản chi và lập bảng theo dõi chi tiêu hằng tháng của gia đình để có sự điều chỉnh vào tháng sau nếu cần thiết.

b. Mặc dù thu nhập gia đình còn thấp nhưng vợ chồng chị B thống nhất duy trì tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng để bảo đảm quy tắc thu, chi 50/30/20.

c. Hằng tháng, vợ chồng chị Q thường xác định hạn mức mua sắm của hai vợ chồng để không ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm chung của gia đình.

Lời giải:

- Trường hợp a. Đây là một thói quen tốt để thực hiện kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình.

- Trường hợp b. Đây là một việc làm đúng, vì ngay cả khi thu nhập còn thấp gia đình vẫn có ý thức tiết kiệm một khoản nhỏ để dự phòng thông qua việc kiên trì bảo đảm nguyên tắc 50/30/20.

- Trường hợp c. Đây là một việc làm tốt, một thói quen tốt để chi tiêu hiệu quả, thực hành tiết kiệm để thực hiện được các mục tiêu tài chính của gia đình.

Lời giải KTPL 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: