X

Lịch sử 12 Cánh diều

Giải Lịch Sử 12 trang 72 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Lịch Sử 12 trang 72 trong Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay Sử 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 12 trang 72.

Giải Lịch Sử 12 trang 72 Cánh diều

Câu hỏi trang 72 Lịch Sử 12: Dựa vào thông tin trong mục 2, nêu một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Một trong những nguyên tắc hàng đầu được thực hiện trong quá trình đổi mới ở Việt Nam là bảo đảm độc lập dân tộc và kiến định con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Đổi mới mới toàn diện, đồng bộ có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp:

+ Đổi mới cần tiến hành đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương.

+ Muốn đổi mới có hiệu quả và bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, xã hội, cần có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân:

+ Bảo đảm lợi ích của nhân dân là phương thức hiệu quả nhất để khơi dậy tiềm năng trong nhân dân.

+ Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân gắn liền với việc thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới: Bên cạnh việc phát huy nội lực, coi nội lực là nhân tố quyết định, cần kết hợp với khai thác ngoại lực, kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Luyện tập 1 trang 72 Lịch Sử 12: Hoàn thành bảng thể hiện những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, hội nhập quốc tế theo mẫu sau vào vở ghi.

Lĩnh vực

Thành tựu cơ bản

Chính trị

Kinh tế

Xã hội

Văn hoá

Hội nhập quốc tế

Lời giải:

Lĩnh vực

Thành tựu cơ bản

Chính trị

- Hình thành hệ thống quan điểm lí luận về đường lối Đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Tình hình chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được bảo đảm và tăng cường

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố

- Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đầy mạnh.

- Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững.

Kinh tế

- Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.

- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Xã hội

- Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công. Đời sống của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.

- Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.

Văn hoá

- Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, có sự đa dạng hoá về loại hình trường lớp ở các bậc học. Khoa học-công nghệ và văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực.

- Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.

Hội nhập quốc tế

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế.

- Tham gia các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, an ninh, ngoại giao, trao đổi văn hoá, du lịch,...

- Đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh, kinh tế của khu vực và quốc tế.

Vận dụng 2 trang 72 Lịch Sử 12: Sưu tầm tư liệu về một thành tựu tiêu biểu của công cuộc Đổi mới ở địa phương em và giới thiệu với thầy cô, bạn học.

Lời giải:

(*) Tham khảo: giới thiệu cầu Mỹ Thuận

Với thiết kế vô cùng độc đáo và trang trọng, cầu Mỹ Thuận là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách đến tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm và khám phá, trải nghiệm. Cầu Mỹ Thuận được khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng là một dấu mốc quan trọng trong việc phát triển giao thông đường bộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo giao thông được thông suốt, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong đó có quê hương Vĩnh Long.

Cầu Mỹ Thuận được khánh thành vào ngày 21/5/2000, đây là cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam. Chiều dài của Cầu Mỹ Thuận 1.535 mét, chiều rộng 23.6 mét, gồm 4 làn xe dành cho các loại xe, được thiết kế theo hình rẻ quạt, chiều dài phần cầu chính là 650 mét, chia thành 3 nhịp, hai nhịp bên mỗi nhịp dài 150 mét và nhịp giữa dài 350 mét. Với sự đặc trưng về mặt thiết kế của cầu Mỹ Thuận, chúng ta sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh du khách dừng chân tham quan nét đặc trưng độc đáo, chụp ảnh lưu niệm tại cầu Mỹ Thuận. Từ trên cầu, mỗi du khách, mỗi người dân đều có thể quan sát được toàn cảnh của quê hương Vĩnh Long thu nhỏ, từ nhà cửa, phương tiện giao thông, cây cối, những con sông uốn lượn đến cả những tòa nhà cao ở tận phía xa nhất là những dãy đồng bằng phía xa.

Cầu Mỹ Thuận đã tạo ra một tiền đề quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long nói riêng và vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, phá vỡ rào cản khó khăn trong việc phát triển giao thông đường bộ. Cầu Mỹ Thuận đã và đang mang lại giá trị quan trọng về mặt giao thông và kinh tế cho các tỉnh phía Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, công trình đã tạo nên một điểm nhấn trong văn hóa kiến trúc và giá trị thẩm mỹ, qua đó đã thu hút rất nhiều lượt khách du lịch từ nhiều tỉnh, thành khác nhau đến tham quan, trải nhiệm.

Lời giải bài tập Lịch Sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: