X

Lịch sử 12 Kết nối tri thức

Giải Lịch Sử 12 trang 81 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Lịch Sử 12 trang 81 trong Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) Sử 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 12 trang 81.

Giải Lịch Sử 12 trang 81 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 81 Lịch Sử 12: Hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975).

Lời giải:

- Sau năm 1954, miền Bắc từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong bối cảnh mới, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung chủ yếu vào phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Một số hoạt động đối ngoại cụ thể:

+ Đấu tranh yêu cầu thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ: Từ năm 1954 đến năm 1958, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhiều lần gửi công hàm cho chính quyền Sài Gòn và các bên liên quan, yêu cầu thực hiện nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ.

+ Củng cố, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa: Từ năm 1954 đến năm 1975, Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã có nhiều cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô.

+ Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương:

▪ Năm 1965, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương diễn ra tại Phnôm Pênh (Campuchia).

▪ Năm 1970, Hội nghị Cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương ra tuyên bố chung.

+ Đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri: Từ năm 1968 đến năm 1973, Việt Nam cử các phái đoàn ngoại giao, tham gia đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri, buộc Mỹ rút quân và công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

+ Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là sau khi Hiệp định Pa-ri được kí kết (1973); đẩy mạnh đối ngoại nhân dân: Từ năm 1954 đến năm 1975, Việt Nam thiết lập, mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước; tích cực xây dựng mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.

Luyện tập trang 81 Lịch Sử 12: Lập bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở) về một số hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975).

Giai đoạn

Một số hoạt động đối ngoại chủ yếu

Kháng chiến

chống Pháp

(1945-1954)

Kháng chiến

chống Mỹ

(1954-1975)

Lời giải:

Giai đoạn

Một số hoạt động đối ngoại chủ yếu

Kháng chiến

chống Pháp

(1945-1954)

- Từ năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, công hàm cho Đại hội đồng Liên hợp quốc và chính phủ một số nước, khẳng định tính hợp pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đề nghị công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Trước ngày 6-3-1946: hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc, cương quyết chống thực dân Pháp xâm lược.

- Từ ngày 6-3-1946 -  trước 19/12/1946: hòa hoãn, nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.

- Năm 1947 - 1949: cử đại diện tham gia một số hội nghị quốc tế và khu vực tại châu Á và châu Âu.

- Năm 1950: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và một số nước Đông Âu.

- Năm 1951: Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương.

- Năm 1954: đàm phán và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương.

Kháng chiến

chống Mỹ

(1954-1975)

- Đấu tranh yêu cầu thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ

- Củng cố, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa

- Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương:

- Đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri

- Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là sau khi Hiệp định Pa-ri được kí kết (1973); đẩy mạnh đối ngoại nhân dân

Vận dụng trang 81 Lịch Sử 12: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về những bài học rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975). Theo em, bài học nào có thể vận dụng vào hoạt động đối ngoại của Việt Nam hiện nay?

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975):

+ Cần bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại.

+ Ngoại giao phải luôn xác định, quán triệt nguyên tắc vì lợi ích quốc gia - dân tộc.

+ Nghiên cứu, bám sát tình hình trong nước và thế giới để từ đó vận dụng khéo léo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến,” kiên trì về nguyên tắc nhưng linh hoạt về sách lược và bước đi. 

+ Vận dụng tốt phương châm “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”. 

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo; đồng thời, không ngừng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại.

- Bài học có thể vận dụng vào hoạt động đối ngoại của Việt Nam hiện nay: vận dụng tốt phương châm “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.

+ Hiện nay và sắp tới, ngoại giao cần chú trọng tiếp tục tăng cường tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nhằm củng cố nội lực, tận dụng mọi cơ hội cho phát triển, phát huy “sức mạnh mềm” nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đẩy mạnh quan hệ với các đối tác trên các kênh đối ngoại Đảng, Nhà nước, Nhân dân; trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ,….

+ Trong hội nhập kinh tế, cần chú trọng xác định rõ hơn vị trí của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế, tích cực tham gia và cải thiện vị trí của nước ta trong chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Chúng ta phải “luôn luôn đặt dân tộc mình vào dòng chảy của thời đại, nêu cao đại nghĩa của dân tộc, tranh thủ được thiện cảm của nhân loại tiến bộ, nâng cao cả thực lực và vị thế của đất nước một cách bền vững nhất”

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: