A-ten (Hy Lạp) là đô thị có lịch sử lâu đời nhất ở châu Âu, đồng thời là một trong những
Giải Chủ đề chung Lịch sử & Địa lí 7 Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Câu hỏi mở đầu trang 161 Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 trong bài Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại. Với lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Chủ đề chung Lịch sử & Địa lí 7.
Câu hỏi mở đầu trang 161 Chủ đề chung 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 7: A-ten (Hy Lạp) là đô thị có lịch sử lâu đời nhất ở châu Âu, đồng thời là một trong những đô thị tiêu biểu thời cổ đại. Đây là nơi ra đời của văn minh phương Tây với nhiều di tích lịch sử còn tồn tại đến ngày nay. Đô thị này được coi là “vùng đất của thần linh”, nơi nữ thần A-tê-na đã đánh bại thần Pô-xây-đông để giành quyền bảo hộ A-ten.
Vậy, các đô thị cổ đại được hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện nào? Đô thị và các nền văn minh cổ đại có mối quan hệ gì? Giới thương nhân có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các đô thị châu Âu thời trung đại.
Trả lời:
* Các đô thị cổ đại hình thành và phát triển dựa trên cơ sở: điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế và quần tụ đông đúc dân cư.
* Mối quan hệ giữa các đô thị với các nền văn minh cổ đại
- Sự ra đời của các đô thị đóng vai trò quan trọng đối với sự xuất hiện của các nền văn minh cổ đại:
+ Các đô thị cổ là trung tâm hành chính, quana sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại.
+ Một bộ phận dân cư tại đô thị đã tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần thay đổi đời sống văn hóa; lưu giữ và truyền bá các thành tựu văn minh cổ đại.
- Sự phát triển của các nền văn minh cũng có tác động ngược trở lại tới sự phát triển hoặc suy tàn của đô thị:
+ Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị.
+ Chiến tranh và xung đột quân sự cũng gây tàn phá, dẫn đến sự suy yếu và suy tàn của các đô thị cổ đại.
* Vai trò của giới thương nhân châu Âu:
- Thương nhân là những người nắm giữ hoạt động kinh tế, tài chính tại các đô thị.
- Hoạt động buôn bán của thương nhân đưa đến không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vợ tính chất khép kín của các lãnh địa; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
- Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.
- Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.