Thành nhà Hồ (còn được gọi là Thành Tây Đô) ở Thanh Hóa được xây dựng năm 1397
Lịch Sử lớp 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
Câu hỏi mở đầu trang 69 Bài 18 Lịch Sử lớp 7: Thành nhà Hồ (còn được gọi là Thành Tây Đô) ở Thanh Hóa được xây dựng năm 1397 là tòa thành kiên cố, quy mô lớn với kiến trúc bằng đá độc đáo. Năm 2011, công trình này đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới. Thành nhà Hồ gắn liền với lịch sử của nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
Vậy nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào? Nhà Hồ đã thực hiện những chính sách gì để xây dựng và bảo vệ đất nước? Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại.
Trả lời:
* Sự thành lập
- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu.
- Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vua lập ra nhà Hồ, đổi tên nước thành Đại Ngu.
⇒ nhà Hồ được thành lập.
* Nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly
-Về chính trị:
+ Cải tổ bộ máy chính quyền.
+ Đổi tên các đơn vị hành chính.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát quan lại.
+ Hạn chế quyền lực của quý tộc nhà Trần.
-Về kinh tế:
+ Phát hành tiền giấy.
+ Ban hành chính sách hạn điền.
+ Quy định thuế ruộng; thống nhất các đơn vị đo lường.
- Về xã hội:
+ Thực hiện chính cách hạn nô.
+ Bắt nhà giàu bán thóc cho dân, tổ chức khám chữa bệnh cho dân.
-Về văn hóa giáo dục:
+ Dịch sách chữ hán chữ nôm.
+ Sửa đổi qui chế thi cử học tập.
+ Đề cao Nho giáo, hạn chế ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo.
- Về quốc phòng: chế tạo nhiều loại súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố.
* Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến
- Đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc.
- Hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.