Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
Haylamdo biên soạn với với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 7.
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm Lịch Sử 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Câu 1. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là
A. địa chủ và nông dân.
B. chủ nô và nô lệ.
C. nông dân và nông nô.
D. lãnh chúa và nông nô.
Câu 2. Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?
A. Quý tộc người Rô-ma.
B. Nô lệ được giải phóng.
C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.
D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
Câu 3. Ở Tây Âu thời trung đại, nông nô được hình thành từ những lực lượng nào?
A. Tăng lữ giáo hội.
B. Quý tộc người Giéc-man.
C. Thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.
D. Nông dân bị mất đất và nô lệ được giải phóng.
Câu 4. Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã
A. tràn xuống nhâm nhập La Mã.
B. hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.
C. tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.
D. sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.
Câu 5. Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều
A. có một lãnh địa riêng.
B. miễn giảm tô, thuế cho nông nô.
C. có một thành thị mang tên mình.
D. lao động vất cả cùng với nông nô.
Câu 6. Thiên Chúa giáo do ai sáng lập ra?
A. Chúa Giê-su.
B. Thánh A-la.
C. Khổng Tử.
D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.
Câu 7. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là
A. thành thị trung đại.
B. lãnh địa phong kiến.
C. pháo đài quân sự.
D. nhà thờ giáo hội.
Câu 8. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.
B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 9. Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến ở châu Âu mang đặc điểm như thế nào?
A. Kinh tế hàng hóa.
B. Khép kín, tự cung, tự cấp.
C. Có sự giao lưu, buôn bán với bên ngoài.
D. Khép kín, tuyệt đối không có sự trao đổi với bên ngoài.
Câu 10. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là
A. tăng lữ giáo hội.
B. nô lệ.
C. nông nô.
D. lãnh chúa.
Câu 11.Cư dân chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là
A. thương nhân.
B. thợ thủ công.
C. nông nô và lãnh chúa.
D. thợ thủ công và thương nhân.
Câu 12. Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?
A. Là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
B. Thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô.
C. Ngoài địa tô, nông nô phải nộp nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa.
D. Nông nô bị đối xử tàn tệ và không có quyền xây dựng gia đình riêng.
Câu 13. Sự ra đời của các thành thị trung đại đã có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển của các nước Tây Âu, ngoại trừ việc
A. tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
B. mang lại không khí tự do, mở mang tri thức.
C. phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa.
D. củng cố chế độ phong kiến phân quyền.
Câu 14. Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện chủ yếu là do
A. hoạt động trao đổi giữa các lãnh địa phát triển.
B. sự phát triển của hoạt động sản xuất.
C. chính sách khuyến khích buôn bán của các lãnh chúa.
D. sự phát triển của hoạt động thương mại Đông - Tây.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Thiên Chúa giáo?
A. Có sự kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái.
B. Do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập ra vào khoảng thế kỉ I.
C. Thời Trung đại, Thiên Chúa giáo là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến.
D. Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo bị chính quyền La Mã ngăn cấm.