X

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên


Haylamdo biên soạn với với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên sách Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 7.

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Câu 1. Quân dân nhà Trần đã phải kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên bao nhiêu lần?

A. 1 lần.

B. 2 lần.

C. 3 lần.

D. 4 lần.

Câu 2. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ chớ có lo gì”?

A. Trần Thái Tông.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Nhân Tông.

Câu 3. Kế sách nào đã được nhà Trần sử dụng trong cả 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?

A. Vườn không nhà trống.

B. Tiên phát chế nhân.

C. Vây thành, diệt viện.

D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

Câu 4. Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285) của nhà Trần là

A. Trần Thái Tông.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Nhân Tông.

Câu 5. Để khích lệ tinh thần chiến đấu của các binh sĩ, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã viết ra tác phẩm nào?

A. Binh thư yếu lược.

B. Bình Ngô đại cáo.

C. Hịch tướng sĩ.

D. Nam quốc sơn hà.

Câu 6. Ai là tác giả của câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

A. Trần Khánh Dư.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Bình Trọng.

Câu 7. Năm 1257, khi Mông Cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt và cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng, vua Trần Thái Tông đã có thái độ như thế nào?

A. Yêu cầu sứ giả chuyển lại thư đầu hàng cho vua Mông Cổ.

B. Lo ngại sức mạnh của quân địch nên vội vàng xin giảng hòa.

C. Cho bắt giam sứ giả, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến.

D. Đuổi sứ giả về nước, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến.

Câu 8. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược năm 1258 đã diễn ra những trận đánh lớn nào?

A. Bạch Đằng, Chương Dương, Phù Lỗ.

B. Bình Lệ Nguyên, Phù Lỗ, Đông Bộ Đầu.

C. Thiên Mạc, Bình Lệ Nguyên, Chương Dương.

D. Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử.

Câu 9. Năm 1279, nhà Nguyên đã chiếm được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và ráo riết chuẩn bị lực lượng để xâm lược Đại Việt. Trước tình hình đó, nhà Trần đã

A. triệu tập hội nghị Bình Than và Diên Hồng để bàn kế sách đánh giặc.

B. chủ động xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để chặn giặc.

C. cho quân tấn công sang đất nhà Nguyên để chặn trước thế mạnh của giặc.

D. xây dựng nhiều thành lũy kiên cố, như: thành Đa Bang, thành Tây Đô,…

Câu 10. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược năm 1285, quân Trần đã giành được những chiến thắng lớn ở đâu?

A. Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Thu Vật, Thiên Trường, Tây Kết.

B. Hàm Tử, Chương Dương, Chi Lăng, Phù Lỗ, Bình Lệ Nguyên.

C. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Phù Ninh.

D. Vân Đồn, Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

Câu 11. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”?

A. Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Bình Trọng.

D. Trần Quang Khải.

Câu 12. Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Sông nào nổi sóng bạc đầu,

Ba phen cọc gỗ đâm tàu xâm lăng?”

A. Sông Như Nguyệt.

B. Sông Thu Bồn.

C. Sông Bạch Đằng.

D. Sông Bến Hải.

Câu 13. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938), chống quân Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 – 1288) có điểm chung nào?

A. Bố trí trận địa mai phục và giành được chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng.

B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho quân địch nhiều khó khăn.

C. Xây dựng phòng tuyến quân sự trên sông Như Nguyệt để chặn đánh giặc.

D. Chủ động tấn công trước để phòng vệ và chặn sức mạnh của quân địch.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi trong 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?

A. Nhà Trần có kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo.

B. Tài năng thao lược của các vua Trần cùng nhiều danh tướng.

C. Quân Mông – Nguyên số lượng ít, kí thế chiến đấu kém cỏi.

D. Lòng yêu nước, đoàn kết toàn dân trong chống giặc ngoại xâm.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?

A. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với Đại Việt.

B. Đập tan tham vọng xâm lược của quân Mông – Nguyên.

C. Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật Bản.

D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Xem thử

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: