Giải Lịch Sử 8 trang 87 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với lời giải Lịch Sử 8 trang 87 trong Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử lớp 8 trang 87.
Giải Lịch Sử 8 trang 87 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi trang 87 Lịch Sử 8: Em hãy xây dựng một trục thời gian từ năm 1884 đến năm 1913 thể hiện những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Trả lời:
Luyện tập 1 trang 87 Lịch Sử 8: Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
Trả lời:
(*) Bảng so sánh: điểm khác biệt giữa phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế
Phong trào Cần vương (1885 - 1896) |
Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1914) |
|
Tư tưởng |
Chịu sự chi phối của chiếu Cần vương (ban ra ngày 13/7/1885). |
Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương |
Phương hướng đấu tranh |
Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế. |
Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê hương,… => chưa đưa ra phương hướng đấu tranh rõ ràng. |
Lực lượng lãnh đạo |
Các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên dựng cờ khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần vương. |
Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên. |
Phạm vi, quy mô |
Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Bì và Trung Kì; kéo dài 11 năm (1885 - 1896). |
Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang); kéo dài 30 năm (1884 - 1913). |
Vận dụng 2 trang 87 Lịch Sử 8: Em hãy tìm hiểu thêm về các cuộc đấu tranh chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX theo những gợi ý sau: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo, lực lượng tham gia, địa bàn hoạt động, những trận đánh tiêu biểu.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX
Khởi nghĩa Hương Khê |
Khởi nghĩa Yên Thế |
|
Thời gian |
1885 - 1896 |
1884 - 1913 |
Người lãnh đạo |
Phan Đình Phùng và Cao Thắng |
Đề Nắm, sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám). |
Lực lượng tham gia |
Đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân |
Nông dân |
Địa bàn hoạt động |
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình |
Chủ yếu ở vùng núi rừng Yên Thế (Bắc Giang). |
Trận đánh tiêu biểu |
- Trận tấn công đồn Trường Lưu (tháng 5/1890) - Trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (tháng 8/1892) - Trận tấn công đồn Nu (1893). |
- Trận đánh ở Cao Thượng (tháng 11/1890) - Trận đánh ở Hố Chuối (tháng 12/1890) - Trận đánh ở Đồng Hom (1892). |
Lời giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX hay khác: