X

Lịch sử 9 Cánh diều

Giải Lịch Sử 9 trang 52 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Lịch Sử 9 trang 52 trong Bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 Lịch Sử 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 9 trang 52.

Giải Lịch Sử 9 trang 52 Cánh diều

Câu hỏi trang 52 Lịch Sử 9: Trình bày quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á từ sau khi giành độc lập dân tộc đến năm 1991.

Trả lời:

- Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN: các nước Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a xây dựng đất nước trải qua hai giai đoạn phát triển:

+ Chiến lược kinh tế hướng nội (những năm 50 - 60 của thế kỉ XX) và chiến lược kinh tế hướng ngoại (những năm 60 - 70 của thế kỉ XX).

+ Kết quả là bộ mặt kinh tế - xã hội ở các nước này có sự biến đổi to lớn. Ti trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh,...

- Miến Điện:

+ Sau khi tuyên bố độc lập, Miến Điện (nay là Mi-an-ma) tiến hành xây dựng đất nước.

+ Tuy nhiên, chính phủ thực hiện chính sách đóng cửa, tự cung tự cấp với phương châm tự lực cánh sinh cực đoan, hạn chế tối đa nhận viện trợ từ bên ngoài. Miến Điện gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, trở thành một trong những nước nghèo nhất khu vực.

- Bru-nây:

+ Sau khi giành độc lập, năm 1984 Bru-nây đã tiến hành điều chỉnh lại các chính sách kinh tế cơ bản nhằm đa dạng hoá nền kinh tế.

+ Trong thập niên 80 của thế kỉ XX, Bru-nây xây dựng được một trong những nhà máy hoá lỏng khí đốt lớn nhất thế giới. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao.

+ Bru-nây gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1984, gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 1989.

- Nhóm 3 nước Đông Dương:

+ Từ năm 1954 đến năm 1975, miền Bắc Việt Nam đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội.

+ Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1975), Việt Nam và Lào bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Hai nước đều đạt được một số thành tựu, nhưng tình hình kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam và Lào từng bước sang nền kinh tế thị trường, thực hiện công cuộc đổi mới. Nền kinh tế có sự khởi sắc, dưa dất nước thoát khỏi khủng hoảng, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.

+ Tại Cam-pu-chia, với sự giúp đỡ của Việt Nam, nhân dân tiến hành đấu tranh lật đổ tập đoàn Khơ-me đỏ. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nước Cộng hoà Nhân dân Cam-pu-chia được thành lập. Tuy vậy, tình trạng các phe phái đối lập, mâu thuẫn vẫn kéo dài. Ngày 23-10-1991, Hiệp định Hoà bình về Cam-pu-chia được kí kết tại Pa-ri, mở ra giai đoạn mới cho quốc gia này.

Câu hỏi trang 52 Lịch Sử 9: Trình bày sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ) từ năm 1967 đến năm 1991.

Trả lời:

- Sau khi giành được độc lập dân tộc và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

- Tháng 2-1976, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a), còn gọi là Hiệp ước Ba-li, đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN. Năm 1984, Bru-nây được kết nạp vào tổ chức, trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Luyện tập 1 trang 52 Lịch Sử 9: Lập bảng thể hiện những nét chính về Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991 vào vở ghi.

Trả lời:

Quốc gia

Nét nổi bật trong giai đoạn 1945-1991

Nhật Bản

Phát triển “thần kì”, vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Trung Quốc

+ Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

+ Từ 1978 đến nay, tiến hành cải cách - mở cửa và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

Ấn Độ

+ 1950, giành được độc lập.

+ Tiến hành xây dựng đất nước và đạt được nhiều thành tựu lớn, ví dụ như: trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới;,…

Vận dụng 2 trang 52 Lịch Sử 9: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, intemet,... viết bài (khoảng 300 từ) về một nhân vật tiêu biểu trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở một nước Đông Nam Á.

Trả lời:

(*) Tham khảo: giới thiệu nhân vật Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp quê ở làng An Xá, tổng Đại Phong Lộc (nay là xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước, ông nội từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trong phong trào Cần vương.

- Ngày 22/12/1944, theo lệnh của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với 34 chiến sĩ đầu tiên. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- Trong kháng chiến chống Trong thực dân Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra những quyết sách đúng đắn, sáng tạo, trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Tên tuổi của ông gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), góp phần tạo nên kì tích quân sự của Việt Nam ở thế kỉ XX.

- Trong cuộc đời hoạt động của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu như: Đội quân giải phóng, Từ nhân dân mà ra, Điện Biên Phủ, Những năm tháng không thể nào quên, Chiến đấu trong vòng vây....

- Tư tưởng quân sự xuyên suốt của ông là chiến tranh nhân dân, chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.

Lời giải bài tập Lịch Sử 9 Bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: