Giải Lịch Sử 9 trang 70 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Lịch Sử 9 trang 70 trong Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954 Lịch Sử 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 9 trang 70.
Giải Lịch Sử 9 trang 70 Cánh diều
Câu hỏi trang 70 Lịch Sử 9: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).
Trả lời:
♦ Đối với Việt Nam
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam.
- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
♦ Đối với thế giới
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai;
- Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ;
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Luyện tập 1 trang 70 Lịch Sử 9: Hoàn thành bảng về những thành tựu tiêu biểu trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) theo mẫu sau vào vở ghi.
Nội dung |
Thành tựu tiêu biểu |
Quân sự |
|
Chính trị, ngoại giao |
|
Kinh tế |
|
Văn hoá, giáo dục |
|
Trả lời:
Nội dung |
Thành tựu tiêu biểu |
Quân sự |
- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã cơ bản làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. - Chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947) đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. - Chiến thắng Biên giới thu - đông (1950) đã mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến. - Quân dân Việt Nam giành được nhiều thắng lợi quan trọng trong các chiến dịch Hoà Bình (1951-1952), Tây Bắc (10-1952), Thượng Lào (4-1953).. giữ vững quyền chủ động trên chiến trường. - Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp. |
Chính trị, ngoại giao |
- Di chuyển kịp thời và an toàn các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận,... lên căn cứ địa Việt Bắc - Chính quyền dân chủ nhân dân được kiện toàn và củng cố - Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) - Tháng 3/1951, Mặt trận Liên Việt được thành lập - Đầu năm 1950, đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước xã hội chủ nghĩa. - Tháng 3-1951, Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào thành lập - 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. |
Kinh tế |
- Nền kinh tế kháng chiến được xây dựng. - Các hoạt động tăng gia sản xuất được đẩy mạnh. - Phong trào thi đua sản xuất lập công, vận động sản xuất và thực hành tiết kiệm được triển khai |
Văn hoá, giáo dục |
- Phong trào Bình dân học vụ được tiếp tục đẩy mạnh - Cuộc Cải cách giáo dục phổ thông lần thứ nhất được triển khai |
Vận dụng 2 trang 70 Lịch Sử 9: Sưu tầm tư liệu và viết một đoạn ngắn (khoảng 200 từ) về một tấm gương tiêu biểu trên mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở địa phương em.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo
Việt Nam ta đã phải trải qua những năm tháng sống dưới sự ách đô hộ của thực dân, đế quốc, ...đất nước đã trải qua những năm tháng sống bom rơi, đạn lạc thiếu thốn đủ đường. Và đã có biết bao nhiêu thế hệ cha ông ngã xuống những mảnh đất lạnh lẽo, bom rơi đấy để đổi xương máu của mình lấy nền hoa bình độc lập như ngày hôm nay.
Tiêu biểu trong trận đánh làm lên trang sử hào hùng, lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu - chiến dịch “Điện Biên Phủ” (1954) đã có biết bao tấm gương anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn xuân xanh. Họ, những người chiến sĩ mang trên mình một tình yêu Tổ Quốc, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong số đó hình ảnh người anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy người chèn pháo đã trở thành một hình ảnh mãi khắc sâu trong lòng thế hệ trẻ.
Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, suốt 12 năm đi ở đợ anh luôn phải chịu bao cảnh áp bức, bất công. Năm 1946 anh tham gia dân quân ở địa phương, đến năm 1949 anh xung phong đi bộ đội. Tháng 5/1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1.000km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn, nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo đến nơi an toàn. Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường nguy hiểm, cũng như nghỉ dọc đường, anh luôn nhắc nhở đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng con dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những bất ngờ xảy ra.
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp cong và rất nguy hiểm, anh cùng đồng chí pháo thủ Lê Văn Chi xung phong lái pháo. Đến nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Chi bị hất văng ra. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”, và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em đồng đội kịp ghìm giữ pháo lại. Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của anh đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Khi hy sinh anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.
Lời giải bài tập Lịch Sử 9 Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954 hay khác: