Giải Lịch Sử 9 trang 91 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Lịch Sử 9 trang 91 trong Bài 17: Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay Lịch Sử 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 9 trang 91.
Giải Lịch Sử 9 trang 91 Cánh diều
Câu hỏi trang 91 Lịch Sử 9: Nêu tình hình chính trị của Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay
Trả lời:
- Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là quốc gia kế tục, thừa kế vị trí của Liên Xô tại Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.
- Sau cuộc xung đột quyền lực giữa Tổng thống và Nghị viện (diễn ra từ tháng 9 đến đến tháng 10-1993), Hiến pháp Liên bang Nga được thông qua theo hình thức trưng cầu dân ý. Nga xây dựng nhà nước Liên bang theo thể chế cộng hoà. Hai đợt sửa đổi Hiến pháp năm 2008 và năm 2020 đã tăng thêm quyền hạn cho Quốc hội và Tổng thống.
Chính sách đối ngoại của Nga có sự thay đổi trong hai giai đoạn:
+ 1991 - 1999: thực hiện chính sách ngoại giao thân phương Tây (1991 - 1993), từ năm 1994 chuyển sang “cân bằng Á - Âu", xây dựng “vành đai láng giềng thân thiện", chú trọng ngoại giao với các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
+ 2000 - nay: phát triển quan hệ đa phương, đặc biệt chú trọng quan hệ với các nước SNG; khôi phục vị thế nước lớn của Liên bang Nga trên trường quốc tế; đối trọng với Mỹ và các nước phương Tây, ...
Câu hỏi trang 91 Lịch Sử 9: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế của Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay.
Trả lời:
- Kinh tế Liên bang Nga phát triển qua hai giai đoạn: khủng hoảng (1991 - 1999), phục hồi, tăng trưởng nhưng không ổn định (2000 - nay).
- Giai đoạn 1991 - 1999:
+ Liên bang Nga thực hiện chuyển đổi mô hình từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường tự do bằng chính sách tư nhân hoá.
+ Trong quá trình thực hiện, kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng, tăng trưởng âm, lạm phát phi mã, thâm hụt ngân sách trầm trọng,... năm 1992, lạm phát tăng lên 1 355 %, GDP tăng trưởng âm.
- Từ năm 2000 đến nay:
+ Nga thực hiện các chiến lược dài hạn nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường, tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước, thúc đẩy hội nhập với kinh tế thế giới.
+ Nền kinh tế Nga phục hồi và GDP liên tục tăng trưởng (trừ năm 2009, 2021). Năm 2020, kinh tế Nga đứng thứ 5 châu Âu, đứng thứ 11 thế giới.
Luyện tập 1 trang 91 Lịch Sử 9: Nêu tình hình kinh tế của Liên bang Nga giai đoạn 1991 - 1999 và giai đoạn 2000 - nay.
Trả lời:
- Giai đoạn 1991 - 1999:
+ Liên bang Nga thực hiện chuyển đổi mô hình từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường tự do bằng chính sách tư nhân hoá.
+ Trong quá trình thực hiện, kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng, tăng trưởng âm, lạm phát phi mã, thâm hụt ngân sách trầm trọng,... năm 1992, lạm phát tăng lên 1 355 %, GDP tăng trưởng âm.
- Từ năm 2000 đến nay:
+ Nga thực hiện các chiến lược dài hạn nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường, tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước, thúc đẩy hội nhập với kinh tế thế giới.
+ Nền kinh tế Nga phục hồi và GDP liên tục tăng trưởng (trừ năm 2009, 2021). Năm 2020, kinh tế Nga đứng thứ 5 châu Âu, đứng thứ 11 thế giới.
Vận dụng 2 trang 91 Lịch Sử 9: Sưu tầm tư liệu về Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Trả lời:
(*) Tư liệu tham khảo: Nước Nga sau 20 năm cầm quyền của Tổng thống V. Putin
Trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 3-2000, ông V. Putin giành thắng lợi trước các ứng cử viên khác và trở thành tổng thống thứ hai của Nga. Với những thành tựu rất quan trọng của nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin, ông đã liên tục được bầu chọn làm tổng thống trong bốn nhiệm kỳ (2000 - 2004, 2004 - 2008, 2012 - 2018, 2018 - 2024) và một nhiệm kỳ làm thủ tướng (2008 - 2012). Sau 20 năm cầm quyền, ông V. Putin đã lãnh đạo nước Nga trỗi dậy mạnh mẽ trong điều kiện bị tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu từ năm 2008, chiến dịch bao vây và cấm vận của phương Tây do Mỹ đứng đầu từ năm 2014 và góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao ảnh hưởng của nước Nga trên thế giới.
Công lao đầu tiên của V. Putin sau khi nhậm chức vào đầu năm 2000 là xác định con đường xây dựng và phát triển nước Nga mới. Con đường đó đã được phác họa trong một bài viết rất quan trọng của ông V.Putin với tựa đề “Nước Nga trước ngưỡng cửa bước sang thiên niên kỷ mới” được đăng tải trên các báo của Nga vào ngày 30-12-1999, nghĩa là 1 ngày trước khi ông được B. Yelsin trao trọng trách Quyền Tổng thống Nga vào ngày 31-12-1999. Trong bài viết này, ông V. Putin đã đề xuất nội dung cơ bản của luận thuyết về tư tưởng quốc gia Nga và những nhiệm vụ cơ bản định hướng con đường phát triển của Nga trong tương lai trên cơ sở rút ra những bài học kinh nghiệm của nước Nga từ lịch sử hàng nghìn năm cũng trong thời kỳ Xô-viết.
Kế thừa những giá trị tốt đẹp truyền thống trong lịch sử, nước Nga dưới thời cầm quyền của V.Putin đã lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội có sự quản lý của nhà nước, theo đó sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường gắn chặt với việc đáp ứng các nhu cầu xã hội ngày một cao của người dân. Nội dung cơ bản về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Nga đã được đề ra trong Chiến lược dài hạn phát triển kinh tế - xã hội của Nga đến năm 2020, Chiến lược an ninh quốc gia của Nga đến năm 2020, Chương trình mục tiêu liên bang nhằm khắc phục sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng và khu vực của Nga trong những năm 2002 - 2010 và tới năm 2015.
Trong lĩnh vực chính trị, thành tựu quan trọng nhất là nước Nga vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và phát triển ổn định, thịnh vượng trước các âm mưu phá hoại từ bên ngoài. Tổng thống V. Putin đã đưa ra nhiều biện pháp khẩn cấp nhằm tái lập, làm trong sạch và tăng cường quyền lực quản lý của Điện Kremlin đối với đời sống chính trị của Nga và ông gọi đó là xây dựng “nền dân chủ có chủ quyền”. Trong lĩnh vực kinh tế, GDP của Nga tăng gần 10% trong 2 nhiệm kỳ (2000 - 2008), đưa kinh tế Nga từ vị trí 14 vươn lên vị trí thứ 5 thế giới; giảm nợ công xuống 22,7 lần (từ 69,1% năm 2000 xuống còn 3,1% năm 2016); giảm nợ nước ngoài từ 138 tỷ USD vào năm 1999 (chiếm 78% GDP) xuống còn 54,8 tỷ USD vào năm 2014, chiếm 8,4% GDP, mức nợ thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước phát triển ở phương Tây; tăng dự trữ ngoại tệ tính theo giá trị vàng lên 30 lần (từ 12 tỷ USD năm 2000 lên tới 378 tỷ USD vào năm 2015; giảm mức lạm phát từ 20,2% năm 2000 xuống mức 2,5% trong năm 2017. Nga đã giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 10,6% năm 2000 xuống còn 5,2% năm 2017; giảm 2,5 lần số người sống ở mức nghèo khổ từ những năm 90 tới năm 2015; thu nhập thực tế của 4/5 số người Nga vượt quá mức cao điểm của Liên Xô vào năm 1980. V. Putin đã giành lại chủ quyền kinh tế cho nước Nga từ tay các tập đoàn tư bản nước ngoài, trong đó đã thu về quyền khai thác và sử dụng 256 mỏ khoáng sản trước đó bị rơi vào tay các công ty nước ngoài; quốc hữu hóa 65% ngành công nghiệp dầu mỏ, 95% công nghiệp khí đốt, 99% ngành công nghiệp sản xuất rượu và chất có cồn.
Trong lĩnh vực công nghiệp, Nga đã thực hiện thành công nhiều chương trình công nghiệp quốc gia, như Chương trình phát triển công nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh, Chương trình phát triển công nghiệp điện tử và vô tuyến điện tử, Chương trình phát triển công nghiệp dược phẩm và y tế, Chương trình công nghiệp hàng không và Chương trình đóng tàu. Trên cơ sở đó, xây dựng nền kinh tế dựa trên cơ sở công nghệ cao, không còn quá phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên, tăng tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao trong nền kinh tế chiếm 1/3 GDP vào năm 2018.
Trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, Nga đã phục hồi và phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng do Nhà nước quản lý trên cơ sở 50 công ty công nghiệp quốc phòng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo và sản xuất các loại vũ khí, trang bị hiện đại nhất, không chỉ đủ đáp ứng yêu cầu của chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Nga mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế, đưa Nga trở thành nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu và có uy tín nhất thế giới. Hiện tại, Nga đã xuất khẩu vũ khí tới 65 nước và ký hiệp định hợp tác kỹ thuật - quân sự với 89 nước.
Trong lĩnh vực năng lượng, nước Nga đã trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới với nhiều dự án lớn xuất khẩu năng lượng, như “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”, “Dòng chảy phương Bắc-2” xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, “Dòng chảy Siberi” xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc. Nước Nga đã xây dựng thành công và đưa vào sử dụng các nhà máy điện nguyên tử theo công nghệ an toàn nhất thế giới.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nước Nga đã thực hiện thành công Đạo luật liên bang về phát triển nông nghiệp và Chương trình phát triển nông nghiệp, điều chỉnh thị trường nông sản những năm 2008 - 2012, Chương trình phát triển tổ hợp công - nông nghiệp và Chương trình phát triển xã hội ở nông thôn. Sau 20 năm cầm quyền của ông V. Putin, nền nông nghiệp Nga vươn lên vị trí hàng đầu thế giới.
Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, nước Nga tăng đầu tư cho khoa học từ ngân sách liên bang lên 20 lần, từ 17,4 tỷ rúp năm 2000 lên 350 tỷ rúp năm 2017, hướng tới mục tiêu là quốc gia đứng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao.
Trong lĩnh vực giáo dục, nước Nga thực hiện Sắc lệnh thực hiện đề án “Giáo dục quốc gia” với thành tựu lớn nhất là định hướng sự phát triển ngành giáo dục Nga trên cơ sở luận thuyết về tư tưởng quốc gia Nga, kế thừa các thành tựu giáo dục thời Xô-viết kết hợp với tiến bộ giáo dục của thế giới sẽ đưa Nga trở thành cường quốc giáo dục mới. Hiện tại, Nga vẫn duy trì hệ thống giáo dục phổ thông miễn phí trong các trường công như thời kỳ Liên Xô.
Trong lĩnh vực dân số, nước Nga đã ngăn chặn thành công đà sụt giảm dân số, 1,5 triệu người năm 1999 xuống còn 0,021 triệu người năm 2011 và tăng chỉ số phát triển con người từ 0,691 năm 2000 lên 0,788 năm 2017. Tuổi thọ trung bình của người Nga tăng thêm gần 7 năm vào năm 2016 so với năm 2000. Năm 2017, tuổi thọ trung bình của người Nga là 72,6%.
Trong lĩnh vực y tế, nước Nga thực hiện thành công Chiến lược phát triển hệ thống y tế đến năm 2020, Chiến lược phát triển hệ thống quản lý Nhà nước - xã hội đối với ngành y tế, Đề án xây dựng Ủy ban liên ngành nhằm xây dựng hệ thống quản lý Nhà nước - xã hội đối với ngành y tế. Nhờ đó, ngành y tế Nga có bước phát triển ấn tượng, trong đó trang thiết bị công nghệ cao chiếm tỷ lệ ngày càng lớn. Nga vẫn duy trì chế độ khám, chữa bệnh miễn phí cho toàn dân.
Trong lĩnh vực quân sự, Nga thực hiện thành công Chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang đến năm 2020, đưa Nga trở thành quốc gia được xếp hạng là cường quốc quân sự hùng mạnh thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Tới năm 2020, 80% số vũ khí của Nga sẽ được đổi mới hoàn toàn. Hiện nay, sức mạnh của các lực lượng vũ trang Nga đủ sức ngăn chặn các nguy cơ đối với an ninh quốc gia Nga, bảo đảm sự ổn định chiến lược và toàn vẹn lãnh thổ của Nga.
Trong lĩnh vực văn hoá - thể thao, nước Nga thực hiện rất thành công Olympic Mùa Đông Sochi (năm 2014) và Giải vô địch bóng đá thế giới (năm 2018).
Trong lĩnh vực đối ngoại, V. Putin đã có công phục hưng vị thế của Nga trên thế giới với những đóng góp rất quan trọng, như đề xuất sáng kiến hủy bỏ vũ khí hóa học của Syria; đóng vai trò không thể thiếu trong Thỏa thuận của Nhóm P5+1 với Iran; làm phá sản chiến lược của Mỹ và các nước phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraine; thực hiện thành công chiến dịch chống khủng bố ở Syria; ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ ở Venezuela; xóa nợ từ thời Liên Xô cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Với những đóng góp to lớn và rất quan trọng của Tổng thống V. Putin cho nước Nga và thế giới, liên tục trong 10 năm liền (2009 - 2019), ông V. Putin được tạp chí danh tiếng Fobes (Mỹ) bình chọn là một trong mười nhà lãnh đạo có quyền lực nhất trên thế giới. Năm 2007, tạp chí danh tiếng The Time (Mỹ) bình chọn ông V. Putin là “Nhân vật của năm”./.