Giải Lịch Sử 9 trang 110 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Lịch Sử 9 trang 110 trong Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 9 trang 110.
Giải Lịch Sử 9 trang 110 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 1 trang 110 Lịch Sử 9: Hãy lập bảng thống kê về các sự kiện chính trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo của Việt Nam giai đoạn 1975-1989.
Trả lời:
Tên cuộc đấu tranh |
Thời gian |
Sự kiện tiêu biểu |
Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc |
17-2-1979 |
Khoảng 60 vạn quân Trung Quốc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. |
5-3-1979 |
Trung Quốc phải tuyên bố rút quân, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi. |
|
Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam |
22-12-1978 |
19 sư đoàn của lực lượng Pôn Pốt mở cuộc tấn công vào Tây Ninh, sau đó mở rộng ra dọc tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam. |
23-12-1978 |
Quân đội nhân dân Việt Nam mở cuộc phản công tự vệ, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi |
|
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo |
14-3-1988 |
Quân đội Trung Quốc đưa tàu chiến tấn công đảo Gạc Ma. 64 chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam dã anh dũng hi sinh khi bảo vệ dảo. |
Luyện tập 2 trang 110 Lịch Sử 9: Theo em, thành tựu nổi bật nhất trong công cuộc đổi mới đất nước (1986-1991) là gì? Thành tựu ấy có ý nghĩa và giá trị như thế nào trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ?
Trả lời:
- Thành tựu nổi bật nhất trong công cuộc đổi mới đất nước (1986-1991) là những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế.
- Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế đã giúp Việt Nam cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng; nâng cao đời sống vật chất – tinh thần của ngườ dân, qua đó, góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống chính trị - xã hội của đất nước.
Vận dụng trang 110 Lịch Sử 9: Hãy sưu tầm tư liệu về các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo Việt Nam, viết một đoạn văn ngắn về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em ấn tượng nhất.
Trả lời:
(*) Tham khảo đoạn văn: “Máu các anh hòa cùng biển cả”
“Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng” - câu nói của Anh hùng liệt sĩ, thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma lúc ấy không chỉ thể hiện khí phách anh hùng, mà còn là tư thế của người làm chủ thực sự biển đảo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chủ quyền quốc gia là tối thượng, bất khả xâm phạm. Các thế hệ người Việt Nam đã đổ biết bao công sức, máu xương để xác lập chủ quyền, giữ gìn lãnh thổ, các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cách đây hàng trăm năm, những người con ưu tú của nước Việt Nam đã vượt muôn vàn khó khăn, gian khổ, xả thân giữa biển khơi mênh mông vì chủ quyền đất nước. Những câu ca lưu truyền trong dân gian còn tới hôm nay, như: "Hoàng Sa đi có về không - Lệnh vua sai phái quyết lòng ra đi" là minh chứng cụ thể nhất cho sự quả cảm, các kỳ tích mà họ đã lập nên.
Tinh thần quả cảm của thế hệ ông cha lại được thế hệ sau nối tiếp. Ngày 14/3/1988, 64 người lính bảo vệ đảo Gạc Ma, trong cuộc chiến không cân sức, đã vĩnh viễn nằm xuống dưới làn mưa đạn.
Nơi đầu sóng, ngọn gió, phương tiện vũ khí hạn chế, không có bờ đất, công sự che thân, nhưng với tình yêu đất nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng trên 3 con tàu HQ 604, HQ 605 và HQ 505 và lực lượng bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao đã nêu cao ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, quyết tâm đến cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Sau khi uy hiếp nhưng không làm lay chuyển được tinh thần cán bộ chiến sĩ của ta, các tàu chiến của địch đã dùng súng, pháo bắn thẳng vào tàu của chúng ta, làm tàu HQ 604 bốc cháy và chìm rất nhanh. Tại đảo Gạc Ma, các cán bộ chiến sĩ đã nắm chặt tay nhau tạo thành vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc, lấy thân mình quyết tâm giữ đảo.
Sự kiện 64 liệt sĩ nắm chặt tay nhau tạo thành “Vòng tròn bất tử” bảo vệ đảo Gạc Ma vào ngày 14/3/1988, mặc cho pháo đạn kẻ thù dội vào đã trở thành biểu tượng bất khuất của lòng yêu nước.
64 người lính bảo vệ đảo Gạc Ma đã gác lại bao ước mơ hoài bão và dâng hiến tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ những cột mốc tiền tiêu. Máu của các anh lẫn vào biển xanh, xương của các anh đã thấm vào lòng đảo, tên các anh được đời đời thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ.
Lời giải bài tập Lịch Sử 9 Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 hay khác: