X

Lịch sử 9 Kết nối tri thức

Giải Lịch Sử 9 trang 33 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Lịch Sử 9 trang 33 trong Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 9 trang 33.

Giải Lịch Sử 9 trang 33 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 33 Lịch Sử 9: Trình bày nguyên nhân, diễn biến chính của phong trào cách mạng 1936-1939.

Trả lời:

Nguyên nhân

- Tình hình thế giới:

+ Tháng 7-1935, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã họp và chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm tập hợp các lực lượng dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

+ Ở Pháp, năm 1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền đã thi hành một số chính sách tiến bộ.

- Tình hình Việt Nam:

+ Cuối năm 1934-1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng dần được phục hồi.

+ Tháng 7-1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra nghị quyết:

▪ Xác định nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình.

▪ Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi tên là Mặt trận Dân chủ Đông Dương).

♦ Diễn biến chính

- Phong trào Đông Dương đại hội:

+ Được tin Quốc hội Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương phát động một phong trào đấu tranh công khai, rộng lớn của quần chúng nhằm thu thập nguyện vọng của họ, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.

+ Đầu năm 1937, nhân dịp đón Gô-đa-phái viên của Chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương và Brê-vi-ê sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện”,... đã diễn ra. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (7-1937), cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo (Hà Nội) nhân dịp ngày Quốc tế Lao động (1-5-1938),...

- Phong trào đấu tranh nghị trường:

+ Đây là một hình thức đấu tranh mới trong thời kì này của Đảng Cộng sản Đông Dương với mục đích mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của chính quyền thực dân và tay sai, bênh vực nhân dân lao động.

+ Trong cuộc bầu cử vào Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì (1938), Hội dồng Quản hạt Nam Kì (1939), Đảng vận dộng dưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử.

- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:

+ Nhiều tờ báo đã được xuất bản công khai như: Tiền phong, Dân chủng, Lao động,...

+ Một số sách giới thiệu chủ nghĩa Mác-Lê-nin và chính sách của Đảng cũng được lưu hành rộng rãi như cuốn Vấn đề dân cày của Qua Ninh (Trường Chinh) và Vân Đình (Võ Nguyên Giáp),...

- Cuối năm 1938, phong trào đấu tranh công khai bị thu hẹp dần và chấm dứt khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939).

Câu hỏi 2 trang 33 Lịch Sử 9: Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1936-1939.

Trả lời:

♦ Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1936-1939

- Phong trào dân chủ 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về dân sinh, dân chủ.

- Là cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Đảng tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh,...

Luyện tập trang 33 Lịch Sử 9: Hoàn thành bảng so sánh về phong trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939 (theo gợi ý dưới đây vào vở).

Nội dung so sánh

Phong trào cách mạng 1930-1931

 

Phong trào cách mạng 1936-1939

Kẻ thù

 

 

Nhiệm vụ

 

 

Hình thức, phương pháp đấu tranh

 

 

Lực lượng tham gia

 

 

Ý nghĩa

 

 

Trả lời:

Nội dung

so sánh

Phong trào cách mạng 1930-1931

 

Phong trào cách mạng 1936-1939

Kẻ thù

- Thực dân Pháp và địa chủ phong kiến.

- Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương là thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp.

Nhiệm vụ

- “Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập",

- “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày".

- Chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược).

Hình thức, phương pháp đấu tranh

Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang,...

- Hợp pháp, nửa hợp pháp; công khai, nửa công khai,...

Lực lượng tham gia

Chủ yếu là công nhân, nông dân.

- Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phẩn giai cấp, tôn giáo, chính trị.

Ý nghĩa

- Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng.

- Từ trong phong trào, khối liên minh công-nông được hình thành;

- Là cuộc diễn tập lần thứ nhất cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng sau này.

- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về dân sinh, dân chủ.

- Là cuộc diễn tập lần 2 cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Đảng tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh,...

Vận dụng trang 33 Lịch Sử 9: Tìm hiểu và cho biết: Ở địa phương em (tỉnh hoặc thành phố) trong những năm 1930-1931 và 1936-1939 đã diễn ra những cuộc đấu tranh nào?

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Giai đoạn 1936-1939, Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền, thi hành một số chính sách tiến bộ, có lợi cho nhân dân các nước thuộc địa. Tranh thủ thời cơ này, tại miền Bắc, các nhà báo cách mạng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu... đã nhóm họp để xuất bản một số tờ báo, đặc biệt là tờ Tin Tức (năm 1938). Trụ sở báo ở số nhà 105 phố Henri dOrléan, Hà Nội (nay là phố Phùng Hưng),

- 1/5/1938 đã diễn ra cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo (Hà Nội) nhân ngày Quốc tế lao động.

Lời giải bài tập Lịch Sử 9 Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939 hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: