Giải Lịch Sử 9 trang 66 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Lịch Sử 9 trang 66 trong Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 9 trang 66.
Giải Lịch Sử 9 trang 66 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 66 Lịch Sử 9: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Nam Bộ.
Trả lời:
♦ Giai đoạn 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946
- Bối cảnh:
+ Ngày 2-9-1945, quân Pháp đã có những hành động gây hấn ngay trong ngày nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập.
+ Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm 22 và rạng sáng 23-9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
=> Trước tình hình đó, sáng 23-9-1945, cơ quan kháng chiến ở Nam Bộ đã thống nhất ra Lời kêu gọi đồng bào cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược.
- Diễn biến chính:
+ Ngay từ đêm 23-9, nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn đã tích cực đấu tranh chống quân Pháp dưới nhiều hình thức.
+ Đến tháng 10-1945, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của quân Anh và quân tiếp viện mới phá được vòng vây ở Sài Gòn, Chợ Lớn để đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
- Kết quả: Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã làm cho quân Pháp bị giam chân tại đây trong nhiều tháng
♦ Giai đoạn 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946
- Đến đầu năm 1946, thực dân Pháp tìm cách kéo quân ra miền Bắc, mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết. Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
- Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện sách lược “hoà để tiến”, nhân nhượng có nguyên tắc bằng việc đàm phán, kí kết Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9. Các văn bản trên thể hiện lập trường hoà bình, hữu nghị với Pháp và đầy quân Trung Hoa Dân quốc về nước.
Câu hỏi 2 trang 66 Lịch Sử 9: Khai thác tư liệu 3 và thông tin trong mục, em có nhận xét gì về tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Việt Nam?
Trả lời:
- Tư liệu 3 cho thấy: toàn dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết một lòng và quyết tâm cùng với nhân dân Nam Bộ bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc.
Luyện tập 1 trang 66 Lịch Sử 9: Lập bảng tóm tắt (theo gợi ý dưới đây vào vở) về những biện pháp chủ yếu để giải quyết khó khăn của đất nước trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trả lời:
Nhiệm vụ |
Biện pháp |
Xây dựng và củng cố chính quyền |
- Bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến - Ban hành Hiến pháp - Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. |
Giải quyết khó khăn về kinh tế |
- Giải quyết nạn đói: + Lập các hũ gạo cứu đói; kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm”; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ lúa gạo; đề ra biện pháp điều hoà thị trường lúa gạo giữa các địa phương. + Vận động toàn dân tăng gia sản xuất. - Giải quyết khó khăn tài chính: + Phát động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”. + Phát hành tiền Việt Nam mới. |
Giải quyết khó khăn về văn hoá, giáo dục |
- Lập Nha Bình dân học vụ; kêu gọi toàn dân tham gia xoá mù chữ - Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới - Vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới |
Chống ngoại xâm |
- 2/9/1945 – trước 6/3/1946: hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp xâm lược trở lại ở Nam Bộ - 6/3/1946 – trước 19/12/1946, hòa hoãn với Pháp để đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước. |
Luyện tập 2 trang 66 Lịch Sử 9: Từ kết quả trả lời câu hỏi 1, hãy giải thích vì sao Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Nhà nước của dân, do dân, vì dân?
Trả lời:
- Giải thích: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Nhà nước của dân, do dân, vì dân:
+ Nhà nước do dân bầu ra thông qua Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu.
+ Hiến pháp 1946 đã nêu rõ nguyên tắc bảo đảm các quyền tự do dân chủ, thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
+ Các đoàn thể quần chúng nhân dân được phát triển nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và từ đó người dân được tham gia vào chính công việc xây dựng đất nước.
+ Các biện pháp, chính sách của nhà nước đều nhằm đem lại lợi ích cho toàn thể nhân dân...
Vận dụng trang 66 Lịch Sử 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Em có suy nghĩ gì về câu nói đó? Là một học sinh, em có thể làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
Trả lời:
(*) Tham khảo:
- “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” nêu lên tầm quan trọng của tri thức, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, một dân tộc mà yếu thì sẽ không có tiếng nói trên thế giới, càng không thể hội nhập được với xu thế chung toàn cầu.
- Là một học sinh, để góp phần xây dựng đất nước em phải:
+ Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; luôn giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình, bạn bè, địa phương và luôn hướng về cội nguồn
+ Chăm chỉ, sáng tạo, chủ động trong học tập và lao động
+ Tích cực rèn luyện đạo đức, sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, xa rời các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
+ Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ
Lời giải bài tập Lịch Sử 9 Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 hay khác: