Mĩ thuật lớp 7 Bài 21: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954


Giải bài tập Mĩ thuật lớp 7 Bài 21: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

Với loạt bài soạn, giải bài tập Mĩ thuật lớp 7 Bài 21: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà và soạn môn Mỹ thuật lớp 7 trước khi đến lớp.

Mĩ thuật lớp 7 Bài 21: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

Câu 1:Em hãy kể tên và tóm tắt tiểu sử 1 số họa sĩ tiêu biểu từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.

Trả lời:

- Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892-1984)

+ Ngày sinh: 21 tháng 7 năm 1892 tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

+ Mất ngày: 22 tháng 11 năm 1984

+ Năm 1922 ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm thuộc trường Quốc học Huế

+ Năm 1925, Ông là sinh viên khóa đầu tiên trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương

+ Là người chuyên vẽ tranh Lụa.

+ Các tác phẩm tiêu biểu:

Trước 1945 : Chơi ô ăn quan, Em cho chim ăn, Lê đồng, Rửa rau cầu ao...

Sau 1945: Em bé tẩm dầu, (1946), Phá kho bom giặc (1947), Lội suối (1949), Sau giờ trực chiến (1967)...

+ Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.

- Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954)

+ Bút danh: Tô Tử, Ái Mỹ

+ Ngày sinh: 15 tháng 12 năm 1906 tại Hà Nội

+ Ngày mất: 17 tháng 6 năm 1954 trong một cuộc dội bom của Pháp tại Km41, Ba Khe, Sơn La.

+ Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931

+ Các tác phẩm chính:

Trước 1945: ông chuyên vẽ các thị nữ đài các như Thiếu nữ bên hoa sen, Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa, Bên hoa...

Sau 1945: ông chuyển sang vẽ các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, những ông già nông thôn chất phác... như Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ phủ, Nghỉ đêm bên đồi, Con trâu quả thực, Hai chiến sĩ, Nghỉ chân bên đường..

+ Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.

- Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977):

+ Sinh năm 1912 tại làng Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm) Hà Nội.

+ Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương.

+ Tham gia đoàn quân Nam tiến khi toàn quốc chống thực dân Pháp xâm chiếm lần 2.

+ Các tác phẩm tiêu biểu: Du kích tập bắn, làm kíp lựu đạn, khai hôi, Bài ca Nam tiến...

+ Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.

- Nhà điêu khắc-Họa sĩ Diệp Minh Châu (1919-2002)

+ Ngày sinh: 10 tháng 2 năm 1919 tại Nhơn Thạnh, Bến Tre.

+ Ngày mất: 12 tháng 7 năm 2002

+ Năm 1945, tốt nghiệp trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương

+ Các tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc là bức tranh ông vẽ bằng máu chính mình trên lụa.

Trước 1945: Trăng thu, Nhớ mong, Hương sắc, Văn Miếu, ...

Sau 1945: Phong cảnh Đồng Tháp Mười, Lớp học bình dân trong lán ven rừng, Du kích qua làng, Võ Thị Sáu,..

+ Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.

Câu 2:Hãy kể tên 1 số bức tranh tiêu biểu của thời kì này

Trả lời:

- Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam,Bắc. tranh lụa - Diêp Minh Châu

- Em Thúy – Trần Văn Cẩn

- Du kích tập bắn. tranh màu bột - Nguyễn Đổ Cung

- Nghỉ chân bên đồi. tranh sơn mài – Tô Ngọc Vân

- Chơi ô ăn quan. Tranh lụa – Nguyễn Phan Chánh.

Câu 3:Ngoài các tác giả, tác phẩm đã học trong bài này, em còn biết tác giả, tác phẩm nào?

Trả lời:

- Trong vườn (1938) tranh sơn mài – Nguyễn Gia Trí

- Bát nước – Sỹ Ngọc

- Dân quân Cảnh Dương – Phạm Văn Đôn

- Dân quân Phù Lưu – Nguyễn Tư Nghiêm.

Tham khảo thêm các bài giải bài tập, soạn Mĩ Thuật lớp 7 ngắn gọn nhất, hay khác: