Mỹ thuật lớp 9 Bài 12: Sơ lược về mỹ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam
Giải bài tập Mỹ thuật lớp 9 Bài 12: Sơ lược về mỹ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam
Với loạt bài soạn, giải bài tập Mĩ thuật lớp 9 Bài 12: Sơ lược về mỹ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà và soạn môn Mỹ thuật lớp 9 trước khi đến lớp.
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm tranh thờ, thổ cẩm, nhà rông và tượng nhà mồ.
Trả lời:
- Tranh thờ : được vẽ hoặc in nét bằng màu tự tạo từ nhựa cây sung, cây sơn... Tranh phản ánh ý thức hệ lâu đời, hướng thiện, răn đe cái ác, cầu may mắn, phúc lành cho mọi người. Tranh có lối bố cục lạ: hẹp, dài và dày đặc các nhân vật thần linh.
- Thổ cẩm: chắc lọc những đường nét khái quát điển hình của sự vật: các điệu và đơn giản hóa từ những hình mẫu thực ngoài thiên nhiên thành những họa tiết, rồi sắp xếp, thể hiện tạo nên những tác phẩm mang tính trang trí có giá trị thẩm mỹ cao.
- Nhà rông: là nơi sinh hoạt chung của buôn làng, làm bằng gỗ, tre, lá. Hình dáng đặc biệt nóc nhà rất cao, đứng sừng sững và được trang trí công phu.
- Tượng nhà mồ: thể hiện mong muốn của người sống làm vui lòng người chết. Người dân Tây nguyên sử dụng rìu đẽo gỗ thành nhiều bức tượng phong phú, sinh động về con người và con vật trong cuộc sống.
Câu 2: Hãy nêu 1 số nét tiêu biểu về tháp Chăm và điêu khắc Chăm.
Trả lời:
Văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo.
- Tháp Chăm:
+ Xây dựng bằng gạch rất cứng.
+ Có nhiều tầng, các tầng thu nhỏ dần lên đỉnh.
+ Họa tiết trang trí các hình hoa,lá xen kẽ với người hay thú vật..
- Điêu khắc Chăm:
+ Tượng tròn và phù điêu là 1 phần gắn chặt chẽ với công trình kiến trúc Chăm.
+ nghệ thuật tạc tượng khố tròn, căng, nhịp điệu uyển chuyển, đầy gợi cảm, bố cục chặt chẽ.
+ Điêu khắc ngôn ngữ tạo hình giản dị, tính khái quát cao.
Câu 3: Em biết gì thêm về mỹ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam.
Trả lời:
- Tranh thờ:
Tranh thờ miền núi cũng có mặt trong các lễ tang, biểu thị ước nguyện dân gian của gia đình người chết cầu cho vong hồn thân nhân thoát cảnh địa ngục, vươn tới cõi Niết bàn (Phật giáo) hay cõi Bất tử (Đạo giáo). Nhiều tranh còn miêu tả những cảnh hành hình rùng rợn dưới địa ngục đối với kẻ phạm trọng tội trên cõi dương, mục đích là để răn đe con người không làm điều ác, hoặc cổ súy tư tưởng, hành vi xử thế sao cho hợp lý hợp tình.
Tranh thờ còn lại hiện nay lưu giữ tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, phần nhiều là do thợ vẽ tranh Hàng Trống trước đồ lại, nét vẽ và màu sắc có kém đi chút ít nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần của các tôn thánh. Ở miền núi đa số những tranh thờ do các thầy cúng tự sao chép thì còn kém hơn.
Trong tranh thờ có một số nhân vật có những vòng tròn ở phía sau, nhiều người tưởng đó là vầng hào quang giống như phía sau trên đầu Đức Phật. Nhưng thực ra không phải thế. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Viện Hán Nôm thì đó là cái gương soi. Theo quan niệm Đạo giáo, vạn vật hữu linh. Cây cối sống ngàn năm có linh khí, có thể thành địa tiên, muông thú tu luyện nghìn năm có thể biến thành người. Các nhân vật tiên thánh cũng đều xuất phát từ nhân thế, vì tu luyện lâu năm mà thành. Dù đã thành bậc thánh, nhưng đôi lúc ham muốn phàm trần lại trở về. Chiếc gương trên đầu là để soi hàng ngày. Soi vào đó, các vị nhìn thấy gốc gác xuất thân từ đâu mà ra để tự thức tỉnh mình, dẹp đi những ham muốn tầm thường. Đó là tấm gương giữ mình của các vị tiên thánh.
Câu 4: Sưu tầm tranh ảnh về mỹ thuật các dân tộc ít người ở Việt nam.
Trả lời: