X

Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9

Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Học kì 2


Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Học kì 2

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Học kì 2.

Ngữ văn lớp 9 Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Học kì 2

Tác giả tác phẩm Bàn về đọc sách

I. Vài nét về tác giả

- Chu Quang Tiềm (1897-1986), tên khai sinh là Tự Mạnh Thực

- Quê quán: Đông Thành- An Huy-Trung Quốc

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Ông là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc

   + Ông là danh nhân lớn, học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài luận này của Chu Quang Tiềm được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”, Bắc Kinh (1995), Trần Đình Sử dịch

2. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: (“Học vấn …Thế giới mới”): Tầm quan trọng của việc đọc sách

- Phần 2: (Tiếp đến “tiêu hao lực lượng”): Những khó khăn, thiên hứng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay

- Phần 3: (còn lại): Bàn về phương pháp đọc sách

3. Giá trị nội dung

- Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài văn nghị luận đã đặt ra và bàn về một vấn đề có ý nghĩa trong đời sống. Luận điểm rõ ràng, thuyết phục. Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dấn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, nhiều so sánh thú vị

5. Phân tích tác phẩm

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét cơ bản về Chu Quang Tiềm, một tác giả nổi tiếng của Trung Quốc trên lĩnh vực mĩ học và lí luận văn học

- Bàn về đọc sách là một tác phẩm nghị luận xuất sắc của Chu Quang Tiềm đề cập đến một vấn đề thiết yếu và quan trọng để phát triển con người: Đọc sách.

II. Thân bài

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

- Học vấn là thành quả tích lũy lâu dài của nhân loại => Sách chính là kho tàng lưu giữ những thành quả đã tích lũy đó => Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn

- Mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển học thuật => Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại

- Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của lòai người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ

- Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức, là sự chuẩn bị cho con đường chinh phục học vấn kéo dài hàng vạn dặm

⇒ Sử dụng lập luận hợp lý, thấu tình đạt lí, kín kẽ sâu sắc => Đọc sách là để nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động.

2. Những khó khăn trong việc đọc sách

- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu:

   + Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy

   + Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”

⇒ Sử dụng hình ảnh đối sánh xác đáng => sách nhiều khiến người đọc lướt qua, hời hợt không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống".

- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng:

   + Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”

⇒ Nhấn mạnh việc sách nhiều có thể khiến chọn lầm chọn sai lãng phí thời gian và sức lực. Thậm chí chọn phải sách độc hại.

3. Phương pháp đọc sách hiệu quả

- Cách chọn sách:

   + Chọn cho tinh

   + Không xem thường đọc sách thường thức, sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình

- Cách đọc sách:

   + Đọc cho kĩ

   + Không đọc lướt qua, vừa đọc vừa suy nghĩ.

   + Không đọc tràn lan mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống.

⇒ So sánh, kết hợp phân tích lí lẽ , liên hệ=> Đọc sách: rèn luyện tính cách, học làm người.

III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nghệ thuật và nội dung của Bàn về đọc sách

- Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn => mang giá trị thời đại

Tác giả tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ

I. Vài nét về tác giả

- Nguyễn Đình Thi (1924-2003)

- Quê quán: Nguyên quán ở làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu- phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm,Hà Nội

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Ông là nhà văn, nhà phê bình văn học và là nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại

   +Thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo triết học, viết văn, làm thơ, soạn kịch, viết lí luận phê bình

   + Ông được nhà nước phong tặng Giải thương Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996

   + Các tác phẩm tiêu biểu: Bên bờ sông Lô, Vào lửa, Mặt trận trên cao…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” (xuất bản năm 1956)

2. Bố cục

- Phần 1: từ đầu bài cho đến “cách sống của tâm hồn”: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.

- Phần 2: Tiếp theo đoạn 1 cho đến cuối bài: Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống con người.

3. Giá trị nội dung

- Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình

4. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, sử dụng nhiều dẫn chứng thơ văn, dẫn chứng thực tế, khẳng định các ý kiến, nhận xét, tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

Soạn bài

5. Phân tích tác phẩm

I. Mở bài

- Đôi nét về Nguyễn Đình Thi: Một người tài năng với hoạt động nghệ thuật khá đa dạng được biết đến như viết sách khảo triết học, viết văn, làm thơ, soạn kịch, viết lí luận phê bình

- Bài viết đã nói lên những đặc trưng tiêu biểu và đề cao vai trò của văn nghệ trong đời sống con người

II. Thân bài

1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ

- Khi sáng tác, người nghệ sĩ không phải chỉ lấy chất liệu từ đời sống hiện thực mà còn gửi gắm vào đó cách nhìn, lời nhắn nhủ của riêng mình => Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn biểu hiện tư tưởng, tình cảm của người viết

- Tác phẩm nghệ thuật được nói bằng những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng => Đem đến cho con người sự bỡ ngỡ mới lạ giữa bao điều thân thuộc

- Nội dung tiếng nói của văn nghệ còn bao gồm cả những nhận thức rung cảm nơi người đọc (người đọc tham gia vào quá trình đồng sáng tạo với người nghệ sĩ)

⇒ lập luận bằng những luận cứ trong tác phẩm và thực tế => Nội dung của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động được phản ánh qua lăng kính của người nghệ sĩ, là đời sống trải nghiệm của người nghệ sĩ và của chính độc giả cộng lại

2. Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống con người

- Vai trò của tiếng nói của văn nghệ

   + Giúp mỗi con người sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình, làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”

   + Văn nghệ là sợi dây ràng buộc họ chặt hơn với cuộc đời, giúp con người biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời lắm cơ cực

   + Góp phần giữ cho “đời cứ tươi”

- Bản chất của văn nghệ:

   + Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm

   + Văn nghệ nói nhiều đến cảm xúc.

   +Văn nghệ mượn sự việc để tuyên truyền

⇒ Sức mạnh của văn nghệ:

- Văn nghệ giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng nhân cách và cách sống của bản thân mình và xã hội :Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước đi trên con đường ấy

⇒ Dẫn chứng phong phú, sát thực=> Sức mạnh kì diệu, làm thay đổi nhận thức con người

III. Kết bài

- Khái quát những giá trị tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của tác phẩm: cách viết chặt chẽ, lập luận xác đáng nhưng cũng giáu hình ảnh và cảm xúc

- Liên hệ trình bày suy nghĩ về vai trò của văn nghệ đối với đời sống tinh thần của cá nhân người viết

.............................

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 hay khác: