Giải SBT Địa lí 10 trang 20 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Địa lí 10 trang 20 trong Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa sách Cánh diều. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Địa lí 10.
Giải SBT Địa Lí 10 trang 20 Cánh diều
Câu 1 trang 20 SBT Địa Lí 10: Sông ở miền khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm nào sau đây?
A. Sông lúc nào cũng đầy nước.
B. Chế độ nước sông điều hoà.
C. Sông chỉ có nước vào mùa xuân.
D. Sông có một mùa lũ và một mùa cạn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 2 trang 20 SBT Địa Lí 10: Các sông có nguồn cung cấp nước là băng tuyết thì mùa lũ của sông vào mùa nào trong năm?
A. Mùa hạ.
B. Mùa xuân.
C. Mùa đông.
D. Cuối thu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 3 trang 20 SBT Địa Lí 10: Hồ, đầm là nhân tố làm cho
A. mùa lũ kéo dài hơn.
B. lũ trên các sông lên cao hơn.
C. chế độ nước sông điều hoà hơn,
D. mùa lũ trở nên dữ dội hơn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 4 trang 20 SBT Địa Lí 10: Các sông ở miền núi có lũ lên nhanh và xuống nhanh là do
A. có rừng che phủ.
B. có nhiều hồ, đầm.
C. độ dốc của địa hình.
D. đặc điểm của đất dễ thấm nước.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 5 trang 20 SBT Địa Lí 10: Đọc đoạn thông tin sau và cho biết những nhân tố nào đã ảnh hưởng tới chế độ nước của sông Nin.
“Sông Nin có diện tích lưu vực lên tới khoảng 2881 nghìn km, sông dài khoảng 6695 km, Sông bắt nguồn từ hổ Vich-to-ri-a ở khu vực xích đạo, ở đây lưu lượng nước khá lớn. Tới Khác-tu, sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận xích đạo, lưu lượng nước rất lớn, vào mùa nước lũ lên tới trên 90.000 m3/s. Đến biên giới Ai Cập, sông Nin chảy trong miền hoang mạc và không nhận thêm nước từ phụ lưu nào; đến gần biển, lưu lượng nước giảm nhiều. Tại Cai-rô (Ai Cập), về mùa cạn, lưu lượng nước sông Nin vào khoảng 700 m3/s".
Lời giải:
- Nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông Nin chủ yếu là mưa, ngoài ra còn có đặc điểm địa hình nơi sông chảy qua.
Lời giải Sách bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa Cánh diều hay khác: