Giải SBT Địa lí 10 trang 56 Chân trời sáng tạo
Giải Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Địa Lí 10 trong Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Với lời giải hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10 trang 56.
Giải SBT Địa lí 10 trang 56 Chân trời sáng tạo
Bài tập 4 trang 56 SBT Địa lí 10: Tìm ví dụ chứng minh con người vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực đến sinh quyển.
Tác động tích cực |
Tác động tiêu cực |
Lời giải:
Tác động tích cực |
Tác động tiêu cực |
- Lai tạo và nhân giống ra những giống loài mới. - Chỉnh sửa, làm biến đổi gen sinh vật. - Mở rộng phạm vi phân bố của sinh vật thông qua cải tạo môi trường, xây dựng trang trại,… |
- Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên sinh vật dẫn đến cạn kiệt. - Săn bắt các sinh vật quý hiếm, hoang dã. - Xâm lấn, phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật. - Các hoạt động sống của con người gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của các loài sinh vật. |
Bài tập 5 trang 56 SBT Địa lí 10: Em hãy phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật.
Lời giải:
- Mối quan hệ giữa đất và sinh vật: Đất và sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau cụ thể:
+ Đất vừa là môi trường sống, vừa là nguồn dinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật. Đất là giá thể cho cây, cung cấp nước, chất khoáng, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Nhiều loài vi sinh vật, động vật có môi trường sống trong đất, nhiều loài thường ở trong đất để tránh các điều kiện không thuận lợi. Độ phì của đất có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
+ Các hoạt động sống của sinh vật diễn ra trong đất đóng vai trò chủ đạo trong hình thành đất. Rễ của các loài thực vật cung cấp các chất hữu cơ cho đất, giữ đất. Các vi sinh vật trong đất phân giải xác sinh vật sau đó tổng hợp thành mùn làm cho đất tơi xốp giàu dinh dưỡng. Động vật sống trong đất cũng làm biến đổi tính chất đất.