Giải SBT Địa lí 10 trang 61 Chân trời sáng tạo
Giải Địa lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Địa Lí 10 trong Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí. Với lời giải hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10 trang 61.
Giải SBT Địa lí 10 trang 61 Chân trời sáng tạo
Bài tập 3 trang 61 SBT Địa lí 10: Dựa vào hình 17 trong SGK, em hãy so sánh sự khác nhau giữa vỏ địa lí với vỏ Trái Đất.
Vỏ địa lí |
Vỏ Trái Đất |
|
Giới hạn |
||
Chiều dày |
||
Thành phần cấu tạo |
Lời giải:
Vỏ địa lí |
Vỏ Trái Đất |
|
Giới hạn |
- Ở lục địa: từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến hết lớp vỏ phong hóa. - Ở đại dương: từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương. |
- Từ 5 km ở đại dương đến 70 km ở lục địa. |
Chiều dày |
Khoảng 30 - 35 km |
Khoảng 5 - 70 km |
Thành phần cấu tạo |
Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển. |
Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan. |
Bài tập 4 trang 61 SBT Địa lí 10: Vì sao trước khi khai thác bất kì lãnh thổ nào cũng nên nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đó?
Lời giải:
- Trước khi khai thác bất kì lãnh thổ nào cũng nên nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đó vì trong tự nhiên, bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau.
- Nếu có một thành phần thay đổi cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Khi khai thác lãnh thổ đồng nghĩa với việc con người can thiệp vào các mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên.
- Sự can thiệp đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên xung quanh, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đó sẽ giúp con người dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ, từ đó đề xuất được những giải pháp khai thác và sử dụng một cách hợp lí.