X

SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức

Giải SBT Địa lí 10 trang 28 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Địa lí 10 trang 28 trong Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu sách Kết nối tri thức. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Địa lí 10.

Giải SBT Địa lí 10 trang 28 Kết nối tri thức

Bài tập 11 trang 28 SBT Địa lí 10: Ghép các ô xung quanh với các ô ở giữa sao cho phù hợp.

Ghép các ô xung quanh với các ô ở giữa sao cho phù hợp

Lời giải:

Ghép:

1 - a), c), d), e), i), k), n)

2 - b), g), h), l), m)

Bài tập 12 trang 28 SBT Địa lí 10: Tại sao ở một số nơi mặc dù nằm ven biển nhưng lại là hoang mạc?

Lời giải:

Thông thường, các nơi nằm ở ven biển thường có lượng mưa khá lớn. Tuy nhiên, một số nơi mặc dù nằm ven biển như A-ta-ca-ma, Ca-la-ha-ri,... lại là hoang mạc do những nơi này nằm cạnh các dòng biển lạnh nên hầu như không có mưa và trở thành hoang mạc.

Bài tập 13 trang 28 SBT Địa lí 10: Dựa vào hình sau:

Dựa vào hình sau: Hãy cho biết hình nào thể hiện gió đất, hình nào thể hiện gió biển

- Hãy cho biết hình nào thể hiện gió đất, hình nào thể hiện gió biển.

- Giải thích cơ chế hoạt động của gió đất và gió biển.

Lời giải:

- Xác định:

+ Hình a thể hiện gió đất

+ Hình b thể hiện gió biển

- Giải thích cơ chế hoạt động của gió đất và gió biển:

+ Gió biển: Ban ngày ở lục địa, ven bờ hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển.

+ Gió đất: Ban đêm, đất toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.

Lời giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: