Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 23 Cánh diều


Với Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 23 trong Bài 4: Học tập tự giác, tích cực Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT GDCD 7 trang 23.

Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 23 Cánh diều

Bài tập 2 trang 23 sách bài tập GDCD 7: Hãy liệt kê các việc làm cụ thể biểu hiện học tập tự giác, tích cực theo bảng dưới đây:

Các nhiệm vụ học tập

Việc làm cụ thể biểu hiện học tập tự giác, tích cực

1. Trong giờ học trên lớp


2. Khi tự học ở nhà


3. Chuẩn bị kiểm tra định kì


4. Các bài tập của cá nhân


5. Các bài tập của nhóm


Trả lời:

Các nhiệm vụ học tập

Việc làm cụ thể biểu hiện học tập tự giác, tích cực

1. Trong giờ học trên lớp

- Hăng hái phát biểu, xây dựng bài học

- Chăm chú nghe thầy/ cô giáo giảng bài

- Nhờ thầy cô/ bạn bè hướng dẫn, giảng giải lại nếu có chỗ nào không hiểu

2. Khi tự học ở nhà

- Chủ động xây dựng kế hoạch học tập.

- Chủ động ôn luyện kiến thức đã học, tìm hiểu những kiến thức mới.

- Hòan thành đầy đủ nhiệm vụ học tập được giao.

3. Chuẩn bị kiểm tra định kì

- Chủ động ôn luyện nhũng kiến thức đã học

- Rèn luyện kĩ năng làm bài thông qua việc: làm các dạng bài tập mới, làm các đề thi thử,…

4. Các bài tập của cá nhân

- Hòan thành đầy đủ bài tập được giao

5. Các bài tập của nhóm

- Hòan thành đầy đủ nhiệm vụ học tập được giao.

- Hợp tác, làm việc với các bạn trong nhóm một cách tích cực, chủ động

Bài tập 3 trang 23 sách bài tập GDCD 7: Em hãy liệt kê 5 biểu hiện của học tập tự giác, tích cực và 3 biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập.

Trả lời:

Học tập tự giác, tích cực

Chưa tự giác, tích cực học tập

1. Chăm chú nghe thầy/ cô giảng bài

1. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.

2. Hăng hái tham gia phát biểu, xây dựng bài học.

2. Thụ động trong học tập, không tham gia phát biểu, xây dựng bài học mới.

3. Hòan thành đầy đủ bài tập về nhà.

3. Không làm bài tập về nhà.

4. Chủ động xây dựng kế hoạch học tập.

4. Trốn học để đi chơi.

5. Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ học tập hoặc các vấn đề trong cuộc sống.

5. Chỉ ôn tập lại kiến thức khi sắp có bài kiểm tra.

Bài tập 4 trang 23 sách bài tập GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.

B. Khi thầy cô giao bài tập, chỉ cần làm đủ, không cần phải đúng.

C. Học sinh tự giác, tích cực sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

D. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

E. Phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu.

G. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta đạt được kết quả và mục tiêu đã đặt ra.

Trả lời:

- Ý kiến A. Không đồng tình. Vì: tất cả mọi người đều cần tự giác,tích cực học tập.

- Ý kiến B. Không đồng tình. Vì: chúng ta cần làm bài tập về nhà với một thái độ tích cực, kiên trì và nỗ lực để đạt được kết quả tốt nhất.

- Ý kiến C. Đồng tình. Vì: khi học tập tự giác, tích cực, chúng ta sẽ nhận được sự tin tưởng, tôn trọng và quý mến của mọi người.

- Ý kiến D. Đồng tình. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra; hòan thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở; luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập; có phương pháp học tập chủ động; biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống….

- Ý kiến E. Không đồng tình. Vì: việc đặt mục tiêu học tập quá cao so với năng lực của bản thân dễ khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản hoặc thất vọng (trong quá trình thực hiện); khi lập kế hoạch học tập, chúng ta nên đặt mục tiêu học tập vừa sức.

- Ý kiến G. Đồng tình. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta: chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập; đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra; được mọi người tin tương, tôn trọng và quý mến.

Lời giải SBT GDCD 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: