Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 28 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 28 trong Bài 8: Quản lí tiền sách Kết nối tri thức. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Giáo dục công dân 7.
Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 28 Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 28 sách bài tập GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?
A. Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc.
B. Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.
C. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.
D. Biết quản lý tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.
Trả lời:
- Ý kiến A. Không đồng tình. Vì: quản lí chi tiêu luôn là cần thiết với mỗi người ngay từ khi có nhu cầu chi tiêu nên học sinh cần có kĩ năng tài chính để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp khi cần chi tiêu tiền.
- Ý kiến B. Không đồng tình. Vì: trong thực tế, mỗi học sinh sẽ có lúc cần có tiền để chi cho những việc cần thiết. Vì vậy, mỗi người cần có một số tiền nhất định dự phòng trong người. Hiện nay, nhiều học sinh còn thiếu kĩ năng trong việc quản lí tiền, khi có tiền thì không biết giữ gìn cẩn thận hoặc khi chi tiêu thì không hợp lí. Vì thế, học sinh cần phải rèn luyện kĩ năng tài chính.
- Ý kiến C. Không đồng tình. Vì: tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều tiền mà còn rất cần với người chi tiêu ít, vì người chi tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập thấp, không có nhiều tiền. Trong trường hợp này, càng cần phải biết tiết kiệm tiền, biết cân nhắc nên mua thứ gì thật là cần thiết.
- Ý kiến D. Đồng tình. Vì: ý kiến này cho thấy rõ hơn ý nghĩa của việc quản lí tiền. Một người biết quản lý tiền sẽ chi tiêu hợp lí, không lãng phí, biết tiết kiệm thì sẽ luôn có điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống, sẽ có một cuộc sống đủ đầy.
Bài tập 2 trang 28 sách bài tập GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi của các nhân vật trong các trường hợp dưới đây? Vì sao?
A. N thường vay tiền để chơi điện tử.
B. Mỗi khi có tiền, H nghĩ đến rất nhiều thứ mình thích và tìm cách mua ngay để tiêu hết số tiền đang có.
C. Để có thêm tiền chi tiêu, L thường đề nghị bố mẹ cho tiền khi nhổ tóc bạc cho bố, lau nhà, rửa bát, phơi quần áo, ...
D. Mỗi khi Tết đến, M lại đặt ra mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoản tiền trong một năm để thực hiện kế hoạch của cá nhân trong năm tiếp theo.
Trả lời:
- Trường hợp A. Không đồng tình. Vì: hành vi của N là sai, vi phạm nguyên tắc quản lí tiền vì vay tiền chi vào việc không cần thiết là chơi điện tử.
- Trường hợp B. Không đồng tình. Vì: hành vi này chứng tỏ H chưa có kĩ năng quản lí tiền, vi phạm nguyên tắc quản lí tiền và chi tiêu vào những thứ không thật cần thiết, có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, không có mục tiêu tiết kiệm.
- Trường hợp C. Không đồng tình. Vì: trong thực tế, có một số bố mẹ thực hiện việc này nhưng cũng có điều cần lưu ý: nhiệm vụ của con cái là phải phụ giúp bố mẹ làm việc nhà, không nên tuyệt đối cứ làm việc nhà là đề nghị bố mẹ trả tiền mà nên duy trì ở mức độ bố mẹ có phần thưởng để khích lệ các con.
- Trường hợp D. Đồng tình. Vì: M đã thực hiện một trong những nguyên tắc quản lí tiền đó là: luôn đặt mục tiêu tiết kiệm và thực hiện tốt mục tiêu đó.
Lời giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 8: Quản lí tiền Kết nối tri thức hay khác: