Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất


Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1 000 năm trước đó cộng lại).

Giải SBT Giáo dục công dân 9 Bài 5: Bảo vệ hoà bình - Cánh diều

Câu 6 trang 39 sách bài tập GDCD 9: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1 000 năm trước đó cộng lại).

Bảng so sánh hai cuộc chiến tranh thế giới

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt, toàn diện giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, mở ra một thời kì mới của lịch sử thế giới hiện đại. Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, làm thay đổi căn bản tình hình thế giới, đã tạo ra những tiền đề thuận lợi để sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển sang một thời kì mới.

(Theo Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)

Em hãy làm rõ những hậu quả của chiến tranh được thể hiện qua thông tin trên và cho biết ý nghĩa của bảo vệ hoà bình đối với cuộc sống con người, quốc gia, dân tộc và nhân loại.

Trả lời:

- Hậu quả của chiến tranh:

+ Hàng chục triệu người chết và bị thương (60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật trong Chiến tranh thế giới thứ hai).

+ Tổn thất lên đến hàng nghìn tỉ đô la, làm tàn phá nặng nề nền kinh tế toàn cầu.

+ Gây ra sự đau thương, mất mát, làm suy yếu sự phát triển của nhiều quốc gia và để lại hậu quả lâu dài về tâm lý, sức khỏe cộng đồng.

- Ý nghĩa của bảo vệ hòa bình:

+ Giúp con người được sống trong môi trường an toàn, không có xung đột, chiến tranh, từ đó thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Đảm bảo sự ổn định chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, giúp quốc gia phát triển bền vững và phồn thịnh.

+ Tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế, giải quyết các vấn đề toàn cầu, thúc đẩy hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Lời giải sách bài tập GDCD 9 Bài 5: Bảo vệ hoà bình hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: