Câu nói của Lý Tự Trọng có ý nghĩa như thế đối với các thế hệ thanh niên Việt Nam
Đọc câu chuyện
Giải SBT Giáo dục công dân 9 Bài 1: Sống có lí tưởng - Cánh diều
Câu 12 trang 11 sách bài tập GDCD 9: Đọc câu chuyện
ANH HÙNG LÝ TỰ TRỌNG
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, quê ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Anh là một thành viên trong nhóm thiếu niên tiền phong Việt Nam được trang bị kiến thức và huấn luyện về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam. Nǎm 1931, trong một cuộc mít tinh, kêu gọi quần chúng đứng lên đánh đổ thực dân Pháp, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên mật thám để cứu thoát đồng chí diễn thuyết, anh đã bị bắt. Đứng trước toà án của kẻ thù, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh đã dõng dạc tuyên bố:“Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi trưởng thành thật, nhưng tôi đã đủ trí khôn để hiểu con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác.”. Câu nói ấy đã là lời tuyên thệ của thế hệ thanh niên Việt Nam đầu tiên được giác ngộ lí tưởng cộng sản, đã thôi thúc lớp thanh niên lên đường đấu tranh tiếp bước cha anh. Hành động quả cảm và chí khí bất khuất của Lý Tự Trọng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp trong lòng các thế hệ đoàn viên, thanh niên.
(Theo Trần Thông, Tạp chí Thanh niên, số 39, năm 2015)
b) trang 11 sách bài tập GDCD 9: Câu nói của Lý Tự Trọng có ý nghĩa như thế đối với các thế hệ thanh niên Việt Nam?
Trả lời:
Câu nói của Lý Tự Trọng khuyến khích thanh niên nhận thức trách nhiệm đối với đất nước, truyền cảm hứng về lòng yêu nước, và khẳng định rằng thanh niên có thể đóng góp tích cực cho cách mạng, bất chấp tuổi tác.
Lời giải sách bài tập GDCD 9 Bài 1: Sống có lí tưởng hay khác:
Câu 2 trang 5 sách bài tập GDCD 9: Vì sao phái sống có lí tưởng? ....
Câu 3 trang 5 sách bài tập GDCD 9: Học sinh cần làm gì để trở thành người sống có lí tưởng? ....
a) trang 6 sách bài tập GDCD 9: Sống có lí tưởng được hiểu là việc mỗi người ....
b) trang 6 sách bài tập GDCD 9: Biểu hiện nào dưới đây mô tả đúng về người sống có lí tưởng? ....