Giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 trang 17 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 trang 17 trong Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ sách Kết nối tri thức. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Giáo dục quốc phòng 10.

Giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 trang 17 Kết nối tri thức

Bài 1 trang 17 SBT Giáo dục quốc phòng 10: Tác hại nào không phải do bom, mìn gây ra?

A. Gây lũ lụt, sạt lở đất, đá.

B. Sát thương người, súc vật.

C. Phá hoại làng mạc, thành phố.

D. Ngăn chặn giao thông và phá hoại các phương tiện vận chuyển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 2 trang 17 SBT Giáo dục quốc phòng 10: Ý nào không phải là biện pháp phòng, tránh tác hại của bom, mìn?

A. Tổ chức trinh sát, phát hiện địch đánh bom.

B. Nguy trang, nghi binh.

C. Lợi dụng bờ ruộng, gốc cây, mô đất.

D. Tập trung ở trường học.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 3 trang 17 SBT Giáo dục quốc phòng 10: Hiện nay, nhiều địa phương ở Việt Nam còn sót lại rất nhiều bom, mìn và vật liệu chưa nổ sau chiến tranh. Khi sinh sống hoặc đến những nơi đó, em cần làm những gì để phòng tránh tác hại của bom, mìn và vật liệu chưa nổ gây ra?

Lời giải:

- Để phòng tránh tác hại của bom, mìn và vật liệu chưa nổ gây ra, em cần:

+ Không cưa, đục bom, mìn, mở tháo bom, mìn, ném vật khác vào bom, mìn và vận chuyển bom, mìn

+ Không đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom, mìn, không đi vào khu vực có biển báo bom, mìn.

+ Nếu đã đi vào khu vực có bom, mìn thì phải thận trọng đi ra theo lối đã đi vào hoặc đứng yên, kêu to cho người khác biệt để giúp đỡ.

+ Không chơi đùa ở những nơi có thể còn sót lại bom, mìn như hố bom, bụi rậm, căn cứ quân sự cũ.

+ Khi thấy vật lạ nghi là bom, mìn phải tránh xa và báo cho người lớn biết.

+ Không đứng xem người khác cưa, đục, tháo dỡ bom, mìn, phải tránh xa

+ Không tham gia rà tìm và buôn bán phế liệu chiến tranh.

Bài 4 trang 17 SBT Giáo dục quốc phòng 10: Tác hại nào không phải do vũ khí hoá học gây ra?

A. Phá huỷ môi trường sinh thái.

B. Phá huỷ công trình.

C. Gây nhiễm độc địa hình.

D. Gây hoang mang, khủng bố tinh thần chiến đấu của đối phương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 5 trang 17 SBT Giáo dục quốc phòng 10: Vũ khí hoá học gây tác hại cho người qua con đường nào dưới đây?

A. Ăn, uống.

B. Tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

C. Hít thở không khí nhiễm độc.

D. Cả A, B và C.

Bài 6 trang 17 SBT Giáo dục quốc phòng 10: Em hãy tìm hiểu và kể tên những loại chất độc mà quân địch đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và tác hại của chúng gây ra.

Lời giải:

- Napalm là các loại chất lỏng dễ bắt cháy được sử dụng trong chiến tranh, thường là xăng được làm đông đặc, chảy với nhiệt độ rất cao, có thể bám dính vào da người và cháy được cả ở dưới nước. Khi napalm rơi vào người gây đau đớn ngoài sức tưởng tượng, bỏng nặng, bất tỉnh, ngạt thở và thường tử vong.

- Chất độc da cam là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Mỹ sử dụng như một thứ vũ khí hoá học nhằm huỷ diệt các khu vực trú ẩn của quân đội Giải phóng Việt Nam. Nó tác động hết sức khủng khiếp đến sức khỏe con người trong nhiều thế hệ nhất là dị tật bẩm sinh.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: