Giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 trang 30 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 trang 30 trong Bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu sách Kết nối tri thức. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Giáo dục quốc phòng 10.

Giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 trang 30 Kết nối tri thức

Bài 1 trang 30 SBT Giáo dục quốc phòng 10: a) Tại sao "Động tác đi khom cao” thường vận dụng khi ta còn ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tôi, trời mưa, sương mù?

b) Tại sao khi đi khom, chân không đi nhún nhảy (mổ có), đầu không nhấp nhô?

c) Thực hiện động tác đi khom cao.

Lời giải:

Yêu cầu a) Vì động tác đi khom cao khi ở gần địch khó bảo đảm yếu tố bí mật nên chỉ vận dụng động tác trong các trường hợp: ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tôi, trời mưa, sương mù

Yêu cầu b) Vì đi khom, chân đi nhún nhảy (mổ có) sẽ tạo ra yếu tố để địch chủ ý sẽ không giữ được bí mật.

Yêu cầu c) Thực hiện động tác theo hướng dẫn trong SGK và theo nội dung kết luận của giáo viên.

Bài 2 trang 30 SBT Giáo dục quốc phòng 10: a) Trường hợp vận dụng của động tác bò cao là gi?

A. Nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tầm ngực.

B. Nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi.

C. Nơi địa hình có vật che khuất che đỡ cao hơn tư thế nằm.

D. Nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ thấp hơn tư thế ngồi.

b) Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện động tác bò cao hai chân một tay.

c) Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện động tác bò cao hai chân hai tay.

Lời giải:

Yêu cầu a) Đáp án đúng là: B

Yêu cầu b)

- Trường hợp vận dụng động tác bò cao hai chân một tay: Vận dụng khi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc cần có một tay để ôm, mang vũ khí.

- Thực hiện động tác theo hướng dẫn trong SGK và theo nội dung kết luận của giáo viên.

Yêu cầu c)

- Trường hợp vận dụng động tác bò cao hai chân hai tay: Thường vận dụng trong trường hợp cần bỏ nhanh hơn bỏ hai chân một tay, khi hai tay không phải ôm vũ khí, khí tài.

- Thực hiện động tác theo hướng dẫn trong SGK và theo nội dung kết luận của giáo viên.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: