Giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 trang 33 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 trang 33 trong Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương sách Kết nối tri thức. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Giáo dục quốc phòng 10.
Giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 trang 33 Kết nối tri thức
Bài 2 trang 33 SBT Giáo dục quốc phòng 10: Những triệu chứng nào là của bong gân? Những triệu chứng nào là của sai khớp?
a) Đau nhức nơi tổn thương.
b) Đau dữ dội, liên tục, nhất là khi đụng vào khớp hoặc lúc nạn nhân cử động.
c) Sưng nề, có thể có bầm tím dưới da do chảy máu.
d) Mất vận động hòan toàn, không gấp, duỗi được.
e) Vận động khó khăn, đau nhức.
g) Chị ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại.
Lời giải:
- Triệu chứng của bong gân:
a) Đau nhức nơi tổn thương.
c) Sưng nề, có thể có bầm tím dưới da do chảy máu.
e) Vận động khó khăn, đau nhức.
- Triệu chứng của sai khớp:
b) Đau dữ dội, liên tục, nhất là khi đụng vào khớp hoặc lúc nạn nhân cử động.
d) Mất vận động hòan toàn, không gấp, duỗi được.
g) Chị ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại.
Bài 3 trang 33 SBT Giáo dục quốc phòng 10: Những biện pháp cấp cứu nào là của bong gân? Những biện pháp cấp cứu nào là của sai khớp?
a) Bất động khớp bị đau.
b) Băng nhẹ chống sưng nề, giảm chảy máu và góp phần cố định khớp.
c) Giữ nguyên tư thế sai khớp.
d) Chườm lạnh bằng túi chườm hoặc bọt nước đá áp vào vùng khớp.
e) Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
g) Bất động chi, cố định tạm thời bằng các phương tiện.
Lời giải:
- Biện pháp cấp cứu bong gân:
b) Băng nhẹ chống sưng nề, giảm chảy máu và góp phần cố định khớp.
d) Chườm lạnh bằng túi chườm hoặc bọt nước đá áp vào vùng khớp.
g) Bất động chi, cố định tạm thời bằng các phương tiện.
- Biện pháp cấp cứu sai khớp:
a) Bất động khớp bị đau.
c) Giữ nguyên tư thế sai khớp.
e) Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
Bài 4 trang 33 SBT Giáo dục quốc phòng 10: Triệu chứng nào không phải của ngất?
A. Bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần.
B. Thường ngừng tim trước rồi ngừng thở sau.
C. Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da tái xanh.
D. Chóng mặt, ù tai, ngã khuyu xuống, bất tỉnh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Bài 5 trang 33 SBT Giáo dục quốc phòng 10: Khi cấp cứu ban đầu nạn nhân bị ngất, em xử lý như thế nào?
A. Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng mát, kê gối dưới vai.
B. Lau chùi đất cát, đờm dãi ở mũi, miệng để khai thông đường thở.
C. Cởi khuy áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông.
D. Cả A, B và C.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bài 6 trang 33 SBT Giáo dục quốc phòng 10: Đâu là triệu chứng? Đâu là cách xử lí khi bị điện giật?
a) Nhanh chóng ngắt cầu dao, bỏ cầu chi,
b) Cầm tay, chân nạn nhân kéo ra, người cấp cứu phải đi giày, dép khô và dùng vật cách điện lót tay.
c) Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
d) Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt do điện cao thế.
e) Dùng sào tre, gỗ khô đẩy dây điện ra khỏi người bị nạn.
g) Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phủ tạng do ngã.
Lời giải:
- Triệu chứng khi bị điện giật:
c) Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
d) Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt do điện cao thế.
g) Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phủ tạng do ngã.
- Cách xử lí khi bị điện giật:
a) Nhanh chóng ngắt cầu dao, bỏ cầu chi,
b) Cầm tay, chân nạn nhân kéo ra, người cấp cứu phải đi giày, dép khô và dùng vật cách điện lót tay.
e) Dùng sào tre, gỗ khô đẩy dây điện ra khỏi người bị nạn.