Giải SBT Hóa học 10 trang 51 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Hóa học 10 trang 51 trong Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học sách Cánh diều. Với lời giải chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Hóa học 10.

Giải SBT Hóa học 10 trang 51 Cánh diều

Bài 16.8 trang 51 sách bài tập Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đâykhông đúng?

A. Phản ứng đơn giản là phản ứng xảy ra theo một bước.

B. Phản ứng đơn giản là phản ứng có các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học bằng nhau và bằng 1.

C. Tốc độ của một phản ứng đơn giản tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

D. Tốc độ của mọi phản ứng hóa học đều tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

E. Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng đều bằng nhau và bằng 1.

G. Hằng số tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào thời gian.

H. Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1 M.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B, D, E, G

Phát biểu B không đúng vì: Phản ứng đơn giản là phản ứng chỉ diễn ra qua một giai đoạn duy nhất, chất phản ứng tạo thành sản phẩm không qua một chất trung gian nào khác.

Phát biểu D không đúng vì: Định luật tác dụng khối lượng áp dụng cho các phản ứng đơn giản.

Phát biểu E không đúng vì: Hằng số tốc độ phản ứng có giá trị đúng bằng tốc độ phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1 M.

Phát biểu G không đúng vì: Hằng số tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của các chất tham gia phản ứng.

Bài 16.9 trang 51 sách bài tập Hóa học 10: Cho phản ứng đơn giản:

H2 + I2 → 2HI

Người ta thực hiện ba thí nghiệm với nồng độ các chất đầu ( CH2CI2 ) được lấy khác nhau và xác định được tốc độ tạo thành HI trong 20 giây đầu tiên, kết quả cho trong bảng sau:

Người ta thực hiện ba thí nghiệm với nồng độ các chất đầu được lấy khác nhau

Biểu thức định luật tác dụng viết cho phản ứng trên là:

A. 𝓋 = 1250CH2CI22

B. 𝓋 = 125CH2CI2

C. 𝓋 = 250CH22

D. 𝓋 = 5,0CH2CI2

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tốc độ chung của phản ứng = 12 tốc độ tạo thành HI.

Người ta thực hiện ba thí nghiệm với nồng độ các chất đầu được lấy khác nhau

k¯=125 nên biểu thức định luật tác dụng khối lượng là: 𝓋 = 125CH2CI2

Bài 16.10 trang 51 sách bài tập Hóa học 10: Cho phản ứng:

2A + B → 2M + 3N

a) Hãy viết biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng trên theo sự thay đổi nồng độ chất A, B, M và N.

b) Nếu biến thiên nồng độ trung bình của chất M ΔCMΔt là 1,0 mol L-1 s-1 thì tốc độ trung bình của phản ứng và biến thiên nồng độ trung bình của N ΔCNΔt; A ΔCAΔt và B ΔCBΔt lần lượt là:

A. 2,0 mol L-1 s-1; 4,0 mol L-1 s-1; 6,0 mol L-1 s-1 và 2,0 mol L-1 s-1.

B. 0,5 mol L-1 s-1; 1,5 mol L-1 s-1; 1,0 mol L-1 s-1 và 0,5 mol L-1 s-1.

C. 1,0 mol L-1 s-1; 1,0 mol L-1 s-1; 1,0 mol L-1 s-1 và 1,0 mol L-1 s-1.

D. 2,0 mol L-1 s-1; 4,0 mol L-1 s-1; 3,0 mol L-1 s-1 và 2,0 mol L-1 s-1.

Lời giải:

a) Biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng 2A + B → 2M + 3N theo sự thay đổi nồng độ chất A, B, M và N:

v¯=12ΔCAΔt=ΔCBΔt=12ΔCMΔt=13ΔCNΔt

b) Đáp án đúng là: B

Tốc độ trung bình của phản ứng:

v¯=12ΔCMΔt=12×1=0,5 (mol L1s1)⇒ Loại A, C, D

Ngoài ra, tính cụ thể như sau:

12ΔCMΔt=13ΔCNΔtΔCNΔt=32ΔCMΔt=1,5(mol L1s1)

12ΔCAΔt=12ΔCMΔtΔCAΔt=ΔCMΔt=1(mol L1s1)

ΔCBΔt=12ΔCMΔt=0,5(mol L1s1)

Lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: