Giải SBT Hóa học 10 trang 6 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Hóa học 10 trang 6 trong Bài 2: Các thành phần của nguyên tử sách Cánh diều. Với lời giải chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Hóa học 10.

Giải SBT Hóa học 10 trang 6 Cánh diều

Bài 2.10 trang 6 sách bài tập Hóa học 10: Một bạn học sinh muốn xây dựng một mô hình nguyên tử hydrogen cỡ lớn theo đúng tỉ lệ để trưng bày trong hội chợ khoa học ở trường. Nếu nguyên tử có đường kính 1,00 m thì học sinh đó phải xây dựng hạt nhân có kích thước là bao nhiêu? Điều đó có dễ dàng thực hiện với các công cụ thông thường không? Mô hình đó có phù hợp để quan sát bằng mắt thường không? Biết rằng kích thước hạt nhân bằng 10-5 lần kích thước nguyên tử.

Lời giải:

Đường kính hạt nhân nguyên tử trong mô hình bằng: 1 × 10-5 = 10-5 m = 0,01 mm.

0,01 mm rất nhỏ nên mô hình hạt nhân nguyên tử này không thể chế tạo được bằng dụng cụ thông thường và không phù hợp để quan sát được bằng mắt thường.

Bài 2.11 trang 6 sách bài tập Hóa học 10: Bán kính của hạt nhân nguyên tử carbon và bán kính nguyên tử carbon lần lượt là khoảng 2,7 fm (femtômét) và khoảng 70 pm (picômét). Tính thể tích của hạt nhân và thể tích của loại nguyên tử carbon đó theo đơn vị m3. Hãy cho biết phần trăm thể tích nguyên tử carbon bị chiếm bởi hạt nhân.

Biết rằng 1 fm = 10-15 m, 1 pm = 10-12m.

Lời giải:

Coi nguyên tử và hạt nhân nguyên tử có dạng hình cầu.

Đổi 2,7 fm = 2,7 × 10-15 m.

70 pm = 70 × 10-12 m = 7 × 10-11 m.

Thể tích của hạt nhân nguyên tử là:

Vhn=43πrhn3=43π(2,7×1015)3=8,24.1044(m3)

Thể tích của nguyên tử là:

Vnt=43πrnt3=43π(7×1011)3=1,44.1030(m3)

Phần trăm thể tích nguyên tử carbon bị chiếm bởi hạt nhân là:

8,24×10441,44×1030×100%=5,72×1012%

Bài 2.12 trang 6 sách bài tập Hóa học 10: Trái Đất có bán kính khoảng 6 371 km, được coi như gồm x nguyên tử hình cầu sắp xếp chặt khít cạnh nhau. Bán kính của Trái Đất sẽ thay đổi như thế nào nếu giả thiết chỉ còn x hạt nhân nguyên tử sắp xếp chặt khít cạnh nhau trong một khối cầu? Coi kích thước hạt nhân bằng 10-5 lần kích thước nguyên tử.

Lời giải:

Do kích thước hạt nhân bằng 10-5 lần kích thước nguyên tử nên nếu giả thiết chỉ còn x hạt nhân nguyên tử sắp xếp chặt khít cạnh nhau trong một khối cầu thì bán kính Trái Đất còn:

6 371 × 10-5 = 0,06371 km = 63,71 m.

Hay bán kính Trái Đất khi đó nhỏ đi 105 lần.

Bài 2.13 trang 6 sách bài tập Hóa học 10: Sao neutron là một dạng trong một số khả năng kết thúc của quá trình tiến hoá sao. Sao neutron được hình thành khi một ngôi sao lớn hết nhiên liệu và sụp đổ. Các ngôi sao neutron trong vũ trụ được cấu tạo chủ yếu từ các hạt neutron. Giả sử bán kính của neutron là khoảng 1,0 × 10-13 cm.

a) Tính khối lượng riêng của neutron, coi neutron có dạng hình cầu.

b) Giả sử một ngôi sao neutron có cùng khối lượng riêng với neutron, hãy tính khối lượng (theo kg) của một mảnh ngôi sao neutron có kích thước bằng một hạt cát hình cầu với bán kính 0,10 mm.

Lời giải:

a) Khối lượng của 1 neutron ≈ 1u ≈ 1,6605 × 10-27 kg.

Coi neutron có dạng hình cầu, thể tích của 1 neutron là:

V=43πr3=43π(1×1013)3=4,1867×1039cm3=4,1867×1045m3

Khối lượng riêng của neutron là:

d=mV=1,6605.10274,1867.1045=3,9661.1017kg/m3

b) Thể tích của mảnh sao là:

V=43πr3=43π(0,1)3=0,0041867 (mm3)=4,1867.1012(m3)

Khối lượng của mảnh sao là:

m = d. V = 3,9661 × 1017 × 4,1867 × 10-12 = 1,6605 × 106 kg = 1660,5 tấn.

Bài 2.14 trang 6 sách bài tập Hóa học 10: Vào những ngày hanh khô, cơ thể chúng ta có thể tích tụ điện tích khi đi bộ trên một số loại thảm hoặc khi chải tóc. Giả sử cơ thể chúng ta tích một lượng điện tích là -10 μC (micrôculông).

a) Hãy cho biết trong trường hợp này, cơ thể chúng ta đã nhận thêm hay mất đi electron.

b) Tổng khối lượng của các electron mà cơ thể đã nhận thêm hoặc mất đi là bao nhiêu kilôgam? Cho khối lượng của 1 electron là 9,1 × 10-31 kg.

Biết rằng 1 μC = 10-6 C.

Lời giải:

a) Do cơ thể tích một lượng điện tích âm nên đã nhận thêm electron.

b) Điện tích của 1 electron là – 1,602 × 10-19 C.

Số lượng electron ứng với điện tích – 10 μC (micrôculông) là:

10×1061,602×1019=6,242×1013(electron)

Tổng khối lượng electron là: 9,1 × 10-31 × 6,242 × 1013 = 5,7 × 10-17 (kg).

Bài 2.15 trang 6 sách bài tập Hóa học 10: Trong thí nghiệm của Rutherford, khi sử dụng các hạt alpha (ion He2+, kí hiệu là α) bắn vào lá vàng thì:

- Hầu hết các hạt α xuyên thẳng qua lá vàng.

- Một số ít hạt α bị lệch quỹ đạo so với ban đầu.

- Một số rất ít hạt α bị bật ngược trở lại.

Từ kết quả này, em có nhận xét gì về cấu tạo nguyên tử?

Trong thí nghiệm của Rutherford, khi sử dụng các hạt alpha bắn vào lá vàng

Lời giải:

Trong thí nghiệm của Rutherford, khi sử dụng các hạt alpha (ion He2+, kí hiệu là α) bắn vào lá vàng thì:

- Hầu hết các hạt α xuyên thẳng qua lá vàng chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng.

- Một số ít hạt α bị lệch quỹ đạo so với ban đầu chứng tỏ hạt nhân nguyên tử cùng điện tích dương như hạt hạt alpha (ion He2+, kí hiệu là α).

- Một số rất ít hạt α bị bật ngược trở lại chứng tỏ kích thước hạt nhân nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước của nguyên tử và khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.

Lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 2: Các thành phần của nguyên tử Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: