Giải SBT Hóa 10 trang 35 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Giải SBT Hóa 10 trang 35 sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập Hóa học 10.
Giải SBT Hóa học 10 trang 35 Chân trời sáng tạo
Bài 10.7 trang 35 SBT Hóa học 10:
Sử dụng giá trị độ âm điện các nguyên tố được cho trong bảng sau để trả lời các câu 10.5, 10.6, 10.7.
Liên kết nào trong các liên kết sau là phân cực nhất?
A. C – H
B. C – F
C. C – Cl
D. C – Br
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Do nguyên tử F có độ âm điện lớn nhất nên liên kết C – F là phân cực nhất.
Bài 10.8 trang 35 SBT Hóa học 10: Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion?
A. CH2O
B. CH4
C. Na2O
D. KOH
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Hợp chất KOH chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion.
Bài 10.9 trang 35 SBT Hóa học 10: Các liên kết trong phân tử nitrogen được tạo thành do sự xen phủ của
A. các orbital s với nhau
B. 2 orbital s và 1 orbital p với nhau
C. 1 orbital s và 2 orbital với nhau
D. 3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước, chỉ khác nhau về sự định hướng trong không gian.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Các liên kết trong phân tử nitrogen được tạo thành do sự xen phủ của 3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước, chỉ khác nhau về sự định hướng trong không gian.
Bài 10.10 trang 35 SBT Hóa học 10: Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất cộng hóa trị?
A. Các hợp chất cộng hóa trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các hợp chất ion.
B. Các hợp chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường.
C. Các hợp chất cộng hóa trị đều dẫn điện tốt
D. Các hợp chất cộng hóa trị không phân cực tan được trong dung môi không phân cực.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Phát biểu C sai vì các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực không dẫn điện ở mọi trạng thái, còn các chất có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh có thể dẫn điện.
Bài 10.11 trang 35 SBT Hóa học 10: Đặt độ dài các liên kết N – N, N = N và N ≡ N lần lượt là I1, I2 và I3. Thứ tự tăng dần độ dài các liên kết là:
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Cụ thể độ dài các liên kết theo đơn vị angstrom:
N – N: 1,45 angstrom;
N = N: 1,25 angstrom;
N ≡ N: 1,1 angstrom.
Bài 10.12 trang 35 SBT Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết?
A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm.
B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng
C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm
D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.
Bài 10.13 trang 35 SBT Hóa học 10: Ammonia (NH3) khan (nguyên chất) được bơm vào đất ở dạng khí, là nguồn phân đạm phổ biến ở Bắc Mỹ do giá thành và tuổi thọ tương đối lâu trong đất so với các dạng phân đạm khác. Do tính ổn định của ammonia khan trên đất lạnh, nông dân trồng ngô thường bón ammonia khan vào mùa thu để bắt đầu hoạt động gieo trồng vào mùa xuân. Giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử ammonia.
Lời giải:
Nguyên tử nitrogen có 5 electron ở lớp ngoài cùng, nguyên tử hydrogen có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Khi hình thành liên kết trong phân tử NH3, nguyên tử nitrogen góp 3 electron, mỗi nguyên tử hydrogen góp 1 electron hình thành 3 cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và 3 nguyên tử hydrogen như sau:
Lời giải Sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị Chân trời sáng tạo hay khác: