Nguyên tố A là thành phần thiết yếu cho mọi sự sống. D là nguyên tố rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp: đồ gốm
Giải SBT Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bài 8.14 trang 23 SBT Hóa học 10 trong Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức. Với lời giải chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập Hóa 10.
Bài 8.14 trang 23 SBT Hóa học 10: Nguyên tố A là thành phần thiết yếu cho mọi sự sống. D là nguyên tố rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp: đồ gốm, men sứ, thủy tinh, vật liệu bán dẫn, vật liệu y tế, … Oxide ứng với hóa trị cao nhất của hai nguyên tố A và D đều có dạng RO2. Hợp chất khí với hydrogen của A chứa 25% hydrogen về khối lượng, còn hợp chất khí với hydrogen của D chứa 87,5% D về khối lượng.
a) Viết công thức hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố A và D.
b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của A, D và hydroxide tương ứng. So sánh tính acid – base giữa các oxide, hydroxide đó. Giải thích.
Lời giải:
a) Công thức hợp chất khí với hydrogen của A và D có dạng AH4 và DH4.
Ta có: ⇒ A = 12 ⇒A là 6C (carbon)
Công thức hợp chất khí với hydrogen của A là CH4.
Ta có: ⇒ D = 28. ⇒D là 14Si (silicon)
Công thức hợp chất khí với hydrogen của D là SiH4.
b) Oxide cao nhất: CO2 và SiO2 đều là acidic oxide.
Hydrogen tương ứng: H2CO3, H2SiO3 đều là acid và tính acid H2CO3 mạnh hơn H2SiO3.
6C và 14Si nằm cùng nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới tính acid của hydroxide tương ứng giảm dần (theo xu hướng biến đổi tính phi kim)