Cation R^3 có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng trang 21 SBT Hóa học 10


Giải SBT Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bài 8.5 trang 21 SBT Hóa học 10 trong Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức. Với lời giải chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập Hóa 10.

Bài 8.5 trang 21 SBT Hóa học 10: Cation R3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của R và tính acid – base của chúng là

A. R2O3, R(OH)3 (đều lưỡng tính)

B. RO3 (acidic oxide), H2RO4 (acid).

C. RO2 (acidic oxide), H2RO3 (acid)

D. RO (basic oxide), R(OH)2 (base)

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nguyên tử R nhường 3 electron để tạo thành cation R3+

⇒ Nguyên tử R có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3s23p1

Cấu hình electron đầy đủ của R là: 1s22s22p63s23p1

⇒ R thuộc ô số 13, chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn.

⇒ Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là R2O3 có tính lưỡng tính và hydroxide tương ứng của R là R(OH)3 có tính lưỡng tính.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: