Giải SBT Hóa 10 trang 14 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Giải SBT Hóa 10 trang 14 sách Kết nối tri thức. Với lời giải chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập Hóa học 10.

Giải SBT Hóa học 10 trang 14 Kết nối tri thức

Bài 5.9 trang 14 SBT Hóa học 10: Nguyên tố Cl (Z = 17) thuộc nhóm VIIA, có số electron hóa trị là

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Số electron hóa trị = số thứ tự nhóm.

Nguyên tố Cl (Z = 17) thuộc nhóm VIIA ⇒ Có số electron hóa trị là 7

Bài 5.10 trang 14 SBT Hóa học 10: Vị trí của nguyên tố có Z = 15 trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 4, nhóm VIB.

B. chu kì 3, nhóm VA.

C. chu kì 4, nhóm IIA.

D. chu kì 3, nhóm IIB.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Z = 15 ⇒ có 15 electron.

Cấu hình electron của nguyên tố có Z = 15 là: 1s22s22p63s23p3

Có 3 lớp electron ⇒ Thuộc chu kì 3.

Có 5 electron hóa trị ⇒ thuộc nhóm VA.

Bài 5.11 trang 14 SBT Hóa học 10: Sự phân bố electron trong nguyên tử của ba nguyên tố như sau

X: (2; 8; 1)

Y: (2, 5)

Z: (2, 8, 8, 1)

Hãy xác định vị trí các nguyên tố này trong bảng tuần hoàn

Lời giải:

- Nguyên tử X có 11 electron và 1 electron lớp ngoài cùng nên ở ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.

- Nguyên tử Y có 7 electron và 5 electron lớp ngoài cùng nên ở ô số 7, chu kì 2, nhóm VA.

- Nguyên tử Z có 19 electron và 1 electron lớp ngoài cùng nên ở ô số 19, chu kì 4, nhóm IA.

Bài 5.12 trang 14 SBT Hóa học 10: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Hãy xác định vị trí của các nguyên tố X, Y trong bảng tuần hoàn.

Lời giải:

X + 1e → X-

⇒ Phân lớp ngoài cùng của X là 3p5. X là 17Cl

Cấu hình electron đầy đủ của Cl là: 1s22s22p63s23p5

Y → Y2+ + 2e

Electron lớp ngoài cùng của Y là 4s2. Y là 20Ca.

Cấu hình electron đầy đủ của Ca là: 1s22s22p63s23p64s2

Vị trí trong bảng tuần hoàn: Cl ở ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA; Ca ở ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA.

Bài 5.13 trang 14 SBT Hóa học 10: Cation M3+ và anion Y2- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Hãy xác định vị trí của các nguyên tố M, Y trong bảng tuần hoàn.

Lời giải:

Nguyên tử M → cation M3+ + 3e

⇒ Electron lớp ngoài cùng của M là 3s23p1. M là 13Al

Cấu hình electron đầy đủ của Al là 1s22s22p63s23p1

Nguyên tử Y + 2e → anion Y2-

Electron lớp ngoài cùng của Y là 2s22p4. Y là 8O

Cấu hình electron đầy đủ của O là 1s22s22p4

Vị trí trong bảng tuần hoàn: Al ở ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA; O ở ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA.

Bài 5.14 trang 14 SBT Hóa học 10: Hãy xác định vị trí của nguyên tố có Z = 26 trong bảng tuần hoàn và giải thích.

Lời giải:

Nguyên tố có Z = 26 có cấu hình electron [Ar]3d64s2

Vị trí trong bảng tuần hoàn: Z ở ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.

Bài 5.15 trang 14 SBT Hóa học 10: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số proton, neutron, electron là 18. Hãy xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn và giải thích.

Lời giải:

Ta có: p + e + n = 18 hay 2p + n = 18

⇒ p < 9 ⇒ X thuộc chu kì 2.

Với p ≤ n = 18 – 2p ≤ 1,33p nên 5,4 ≤ p ≤ 6 ⇒ p = 6

X là C (carbon)

Cấu hình electron của C là: 1s22s22p2

Nguyên tố C có số thứ tự 6 nằm ở chu kì 2, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.

Bài 5.16 trang 14 SBT Hóa học 10: Hợp chất ion XY được sử dụng để bảo quản mẫu tế bào trong việc nghiên cứu dược phẩm và hóa sinh vì ion Y- ngăn cản sự thủy phân glycogen. Trong phân tử XY, số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Hãy xác định vị trí của X, T trong bảng tuần hoàn.

Lời giải:

Số electron trong cation = Số electron trong anion = 202 = 10

Có 3 trường hợp, Al3+ và N3-; Mg2+ và O2-; Na+ và F-

N3- và O2- không thỏa mãn mức oxi hóa duy nhất (ví dụ N+2 trong NO hay O2+ trong F2O)

Vậy, X là Na ở ô số 11, chu kì 3, nhóm IA và Y là F ở ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn.

Bài 5.17 trang 14 SBT Hóa học 10: Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định kí hiệu và vị trí của R trong bảng tuần hoàn.

Lời giải:

Số p = số e nên 2p + n = 34 (1)

Hạt mang điện là p và e, hạt không mang điện là n nên ta có:

P + e – n = 10 hay 2p – n = 10 (2)

Giải hệ (1) và (2) ⇒ p = 11 và n = 12.

⇒ R là 11Na

Cấu hình electron Na (Z = 11) là: 1s22s22p63s1

Vị trí trong bảng tuần hoàn của R: ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.

Bài 5.18 trang 14 SBT Hóa học 10: A, B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn và ZA + ZB = 32. Hãy xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn.

Lời giải:

Cùng nhóm A và ở hai chu kì kế tiếp với tổng Z = 32 thì số proton của hai nguyên tử chênh nhau 8 đơn vị. Tức là p + p + 8 = 32 ⇒ p = 12

Vị trí trong bảng tuần hoàn của A, B: ô số 12 và 20, chu kì 3 và 4, cùng nhóm IIA.

Lời giải Sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: