Giải SBT Hóa 10 trang 19 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Giải SBT Hóa 10 trang 19 sách Kết nối tri thức. Với lời giải chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập Hóa học 10.
Giải SBT Hóa học 10 trang 19 Kết nối tri thức
Bài 7.8 trang 19 SBT Hóa học 10: Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3. Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là
A. RO2 và RH4
B. R2O5 và RH3
C. RO3 và RH2
D. R2O3 và RH3
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3
⇒ Thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn.
⇒ Hóa trị cao nhất trong hợp chất oxide là V và hydride là III.
⇒ Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là R2O5 và RH3
Bài 7.9 trang 19 SBT Hóa học 10: Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn
Có các phát biểu sau:
(1) X có độ âm điện lớn và là một phi kim mạnh.
(2) X có thể tạo thành ion bền có dạng X+.
(3) Oxide cao nhất của X có công thức X2O5 và là acidic oxide.
(4) Hydroxide của X có công thức HXO4 và là acid mạnh.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn. Suy ra:
+ Cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p5
+ X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.
+ X nằm cuối chu kì 3 nên có độ âm điện lớn và là một phi kim mạnh. ⇒ (1) đúng
+ Oxide cao nhất của X có công thức X2O7 và là acidic oxide. ⇒ (3) sai.
+ Hydroxide của X có công thức HXO4 và là acid mạnh ⇒ (4) đúng.
- Nguyên tử X có 7 electron lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhận thêm 1 electron để tạo thành ion X- có cấu hình bền vững của khí hiếm. ⇒ (2) sai.
Bài 7.10 trang 19 SBT Hóa học 10: a) Nêu quan hệ giữa hóa trị của các nguyên tố hóa học với thành phần của các oxide và hydroxide của chúng
b) Nêu sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố hóa học trong chu kì 3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn. Suy ra:
+ Cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p5
+ X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.
+ X nằm cuối chu kì 3 nên có độ âm điện lớn và là một phi kim mạnh. ⇒ (1) đúng
+ Oxide cao nhất của X có công thức X2O7 và là acidic oxide. ⇒ (3) sai.
+ Hydroxide của X có công thức HXO4 và là acid mạnh ⇒ (4) đúng.
- Nguyên tử X có 7 electron lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhận thêm 1 electron để tạo thành ion X- có cấu hình bền vững của khí hiếm. ⇒ (2) sai.
Bài 7.10 trang 19 SBT Hóa học 10: a) Nêu quan hệ giữa hóa trị của các nguyên tố hóa học với thành phần của các oxide và hydroxide của chúng
b) Nêu sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố hóa học trong chu kì 3.
Lời giải:
a) Hóa trị của các nguyên tố hóa học sẽ quyết định thành phần của các oxide và hydroxide của các nguyên tố.
b) Trong một chu kì, từ trái qua phải: hóa trị cao nhất đối với oxygen (nO) của các nguyên tố nhóm A tăng dần từ I đến VII.
Sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố hóa học trong chu kì 3 và công thức hợp chất oxide và hydroxide tương ứng cho trong bảng sau:
Nhóm |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
Hóa trị cao nhất với O |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
Oxide |
Na2O |
MgO |
Al2O3 |
SiO2 |
P2O5 |
SO3 |
Cl2O7 |
Hydroxide |
NaOH |
Mg(OH)2 |
Al(OH)3 |
H2SiO3 |
H3PO4 |
H2SO4 |
HClO4 |
Bài 7.11 trang 19 SBT Hóa học 10: Hãy nêu sự biến đổi tính chất acid – base của các oxide và hydroxide của các nguyên tố trong chu kì 3 khi đi từ trái sang phải.
Lời giải:
Trong một chu kì, tính base giảm dần và tính aicd tăng dần.
Một số hydroxide:
Al(OH)3 ~ HAlO2.H2O;
Si(OH)4 ~ H2SiO3.H2O;
P(OH)5 ~ H3PO4.H2O;
S(OH)6 ~ H2SO4.2H2O;
Cl(OH)7 ~ HClO4.3H2O.
Sự biến đổi tính acid – base của các oxide và hydroxide của các nguyên tố trong chu kì 3 khi đi từ trái sang phải được cho trong bảng sau:
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
Na2O |
MgO |
Al2O3 |
SiO2 |
P2O5 |
SO3 |
Cl2O7 |
Basic oxide |
Basic oxide |
Oxide lưỡng tính |
Acidic oxide |
Acidic oxide |
Acidic oxide |
Acidic oxide |
NaOH |
Mg(OH)2 |
Al(OH)3 |
H2SiO3 |
H3PO4 |
H2SO4 |
HClO4 |
Base mạnh |
Base yếu |
Hydroxide lưỡng tính |
Acid yếu |
Acid trung bình |
Acid mạnh |
Acid rất mạnh |
Bài 7.12 trang 19 SBT Hóa học 10: Cho các hợp chất sau: Al2O3, Na2O, SiO2, MgO, SO3, P2O5, Cl2O7
Hãy sắp xếp theo xu hướng biến đổi tính acid – base. Giải thích.
Lời giải:
Oxide của các nguyên tố trên đều thuộc chu kì 3. Trong chu kì, theo chiều từ trái qua phải tính base của oxide giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
⇒ Thứ tự giảm dần tính base và tăng dần tính acid là:
Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
Bài 7.13 trang 19 SBT Hóa học 10: Sắp xếp các hợp chất sau theo xu hướng biến đổi tính acid – base: NaOH, H2SiO3, HClO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4
Lời giải:
Hydroxide của các nguyên tố trên đều thuộc chu kì 3. Trong một chu kì, theo chiều từ trái qua phải tính base của hydroxide giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
⇒ Thứ tự giảm dần tính base và tăng dần tính acid:
NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4.
Bài 7.14 trang 19 SBT Hóa học 10: So sánh tính base của các hydroxide trong mỗi dãy sau và giải thích ngắn gọn
a) Calcium hydrogen, strontium hydroxide và barium hydroxide;
b) Sodium hydroxide và aluminium hydroxide.
c) Calcium hydroxide và caesium hydroxide.
Lời giải:
a) Tính base: Ca(OH)2 < Sr(OH)2 < Ba(OH)2.
Ba nguyên tố 20Ca, 38Sr và 56Ba đều thuộc nhóm IIA. Trong nhóm A, khi đi từ trên xuống, tính base của các oxide và hydroxide tăng dần.
b) Tính base: NaOH > Al(OH)3.
Hai nguyên tố 11Na và 13Al đều thuộc chu kì 3. Trong chu kì, tính base giảm dần khi đi từ trái qua phải.
c) Kết hợp sự biến thiên tính base theo chu kì và nhóm A ta có tính base tăng dần về góc trái bên dưới của bảng tuần hoàn. Chọn 19K hay KOH làm trung gian.
- KOH và Ca(OH)2 cùng chu kì nên tính base: KOH > Ca(OH)2.
- KOH và CsOH cùng nhóm A nên tính base: KOH < CsOH.
⇒ Tính base: Ca(OH)2 < CsOH.
Bài 7.15 trang 19 SBT Hóa học 10: Hãy so sánh tính acid của các chất trong mỗi dãy sau và giải thích ngắn gọn
a) Carbonic acid và silixic acid.
b) Sulfuric acid, selenic acid và teluric acid.
c) Silixic acid, phosphoric aicd và sulfuric acid.
Lời giải:
Em cần nhớ:
- Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống, tính base của các oxide và hydroxide tương ứng tăng dần, đồng thời tính acid của chúng giảm dần.
- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
a) H2CO3 > H2SiO3 (6C và 14Si cùng nhóm IVA).
b) H2SO4 > H2SeO4 > H2TeO4 (16S, 34Se và 52Te cùng nhóm VIA).
c) H2SiO3 < H3PO4 < H2SO4 (14Si, 15P, 16S cùng chu kì 3).
Bài 7.16 trang 19 SBT Hóa học 10: Cho các oxide sau: Na2O, SO3, Cl2O7, CO2, CaO, N2O5.
Viết các phương trình hóa học biểu diễn phản ứng với nước (nếu có) của các oxide trên và nhận xét về tính acid – base của chúng.
Lời giải:
- Các oxide tạo ra hydroxide là base:
Na2O + H2O → 2NaOH tan mạnh và tạo ra base mạnh
CaO + H2O → Ca(OH)2 tan ít và tạo base trung bình
- Các oxide tạo ra hydroxide là acid:
CO2 + H2O → H2CO3 tan ít và tạo ra acid yếu
N2O5 + H2O → 2HNO3 tan mạnh và tạo ra acid mạnh.
SO3 + H2O → H2SO4 tan mạnh và tạo ra acid mạnh
Cl2O7 + H2O → 2HClO4 tan mạnh và tạo ra acid rất mạnh
Lời giải Sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì Kết nối tri thức hay khác: