Giải thích vì sao số oxi hoá lớn nhất của nguyên tố manganese là +7


Sách bài tập Hóa học 12 Cánh diều Bài 20: Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Bài 20.10 trang 67 Sách bài tập Hóa học 12: Giải thích vì sao:

a) số oxi hoá lớn nhất của nguyên tố manganese là +7 ?

b) hợp chất KMnO4 có tính oxi hoá mạnh?

c) số oxi hoá lớn nhất của nguyên tố chromium là +6 ?

d) hợp chất K2CrO4 có tính oxi hoá mạnh?

e) sắt là nguyên tố chuyển tiếp?

g) trong tự nhiên, cation Fe3+ thường phổ biến hơn cation Fe2+?

h) cation Fe2+ có cả tính oxi hoá và tính khử?

Lời giải:

(a) Số oxi hóa lớn nhất của nguyên tố manganese là +7 do cấu hình electron của Mn là [Ar]3d54s2, khi mất hết 7 electron hóa trị sẽ đạt số oxi hóa +7.

(b) Hợp chất KMnO4 có tính oxi hóa mạnh do Mn ở trạng thái oxi hóa +7 (cao nhất) rất không bền và dễ bị khử.

(c) Số oxi hóa lớn nhất của nguyên tố chromium là +6 vì cấu hình electron của Cr là [Ar]3d54s1, khi mất 6 electron hóa trị sẽ đạt số oxi hóa +6.

(d) Hợp chất K2CrO4 có tính oxi hóa mạnh do Cr ở trạng thái oxi hóa +6 (cao nhất) rất không bền và dễ bị khử.

(e) Sắt là nguyên tố chuyển tiếp do nó có phân lớp d chưa điền đầy electron.

(g) Trong tự nhiên, cation Fe3+ phổ biến hơn Fe2+ do Fe3+ có năng lượng ổn định hơn.

(h) Cation Fe2+ có cả tính oxi hóa và tính khử vì nó có thể mất thêm electron để trở thành Fe3+ hoặc nhận electron để trở thành Fe.

Lời giải SBT Hóa 12 Bài 20: Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: