X

SBT Hóa học 12 Chân trời

Trong kĩ thuật tráng phim đen trắng, người ta dùng dung dịch Na2S2O3 (sodium thiosulfate)


Sách bài tập Hóa học 12 Bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Chân trời sáng tạo

Câu 20.14 trang 135 Sách bài tập Hóa học 12: Trong kĩ thuật tráng phim đen trắng, người ta dùng dung dịch Na2S2O3 (sodium thiosulfate) để loại bỏ AgBr còn dư trên phim. Tính độ tan (mol/L) của AgBr trong nước và trong dung dịch Na2S2O3 0,1 M để chứng minh kĩ thuật đó là có cơ sở khoa học. 

Cho biết: AgBr(s)  Ag+(aq) + Br-(aq)K1 = 5×10-13

Ag+(aq) + 2S2O32-(aq)  [Ag(S2O3)2]3-(aq)K2 = 4×1013

Lời giải:

Độ tan S1 (mol/L) của AgBr(s) trong nước được xác định từ cân bằng:

AgBr(s)  Ag+(aq) + Br-(aq)K1 = 5×10-13

(mol/L)S1 S1 S1

Ta có:

K1 = [Ag+]×[Br-] = (S1)2 ⇒ S1 = 7,1 × 10-7 (mol/L).

Độ tan S2 của AgBr(s) trong dung dịch Na2S2O3 được xác định từ các cân bằng

AgBr(s) Ag+(aq) + Br-(aq)K1 = 5×10-13

Ag+(aq) + 2S2O32-(aq)  [Ag(S2O3)2]3-(aq)K2 = 4×1013

Cân bằng trên chuyển dịch mạnh theo chiều thuận do Ag+ chuyển thành phức chất:

AgBr(s) + 2S₂O32-(aq)  [Ag(S₂O3)2]3-(aq) + Br-(aq) K1× K2

Ban đầu:0,1

Phản ứng:S22 S2S2S2

Cân bằng:(0,1-2S2)S2S2

Vì vậy:

S22(0,12S2)2=K1×K2=20 

S20,12S2 =4,472 S₂ = 0,045 (mol/L).

Nhận xét: Độ tan của AgBr(s) trong dung dịch Na2S2O3 0,1 M tăng 0,0457,1×107 = 63400 (lần)

Như vậy, khi dùng dung dịch Na2S2O3 0,1 M có thể loại bỏ hết phần AgBr(s) còn lại chưa bị phân huỷ ở trên bề mặt của phim.

Lời giải SBT Hóa 12 Bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: