SBT Hoạt động trải nghiệm Cánh diều Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh


Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải Sách bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong SBT HĐTN Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

Giải SBT HĐTN 7 Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh - Cánh diều

Hoạt động 1 trang 46 sách bài tập HĐTN 7: Tìm hiểu các di tích, danh lam thắng cảnh

Giới thiệu về di tích, danh lam thắng cảnh của các vùng, miền đất nước mà em biết.

Tên của di tích, danh lam thắng cảnh: ………………………………………….

Nét đặc trưng: …………………………………………………………………..

Những hành động, việc làm của du khách khi đến thăm nơi này: ………………

Lưu ý: Em có thể lựa chọn giới thiệu bằng lời hoặc qua tranh vẽ, âm nhạc,…

Trả lời:

Giới thiệu về di tích, danh lam thắng cảnh của các vùng, miền đất nước mà em biết.

Tên của di tích, danh lam thắng cảnh: di tích lịch sử đền Ngọc Sơn

Nét đặc trưng:

Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỉ 19, ban đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi thành đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ vua Trần Hưng Đạo. Trải qua rất nhiều lần bị phá bỏ và qua rất nhiều người thì cuối cùng vào năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra tu sửa lại ngôi đền. Ông cho xây them đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi ra đảo Ngọc gọi là Cầu Thê Húc, bên trái có Đài Nghiêng và phía đông có Tháp Bút - tượng trưng cho nền văn vật. Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam. Trong đền có nhiều câu đối, hoành phi và vật bài trí linh thiêng. Mái đình có hình vuông, có tam mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ. Sự kết hợp giữa bốn cột trong bằng gỗ và bốn cột ngoài bằng đá tạo nên sự tôn nghiêm và nét riêng cho di tích lịch sử này.

Những hành động, việc làm của du khách khi đến thăm nơi này:

Người dân thủ đô thường đến để đây dâng hương cầu nguyện. Những du khách khi có dịp ghé qua cũng đều vào thắp hương tưởng nhớ các thánh nhân và cầu an.

Lưu ý: Em có thể lựa chọn giới thiệu bằng lời hoặc qua tranh vẽ, âm nhạc,…

Hoạt động 2 trang 46 sách bài tập HĐTN 7: Hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh

Chúng ta nên và không nên làm gì khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh?

Những việc nên làm

…………………………….

…………………………….

Những việc không nên làm

…………………………….

…………………………….

Vì sao chúng ta nên/ không nên thực hiện những hành vi trên?

Trả lời:

Những việc nên làm

Những việc không nên làm

- Ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, kín đáo.

- Tự giác thực hiện nội quy chung của khu di tích.

- Đi nhẹ, nói khẽ, không tự ý sờ vào hiện vật.

- Tìm hiểu lịch sử, giá trị của các cảnh quan.

- Không thực hiện hành vi chống phá với di tích, danh lam thắng cảnh.

=> Chúng ta nên thực hiện những hành vi trên vì những hành vi đó thể hiện sự tôn trọng, có hiểu biết, ý thức giữ gìn những di tích, danh lam thắng cảnh.

- Viết, vẽ khắc tên mình lên tường.

- Đùa nghịch, nói chuyện to tiếng trong khuôn viên khu di tích.

- Hái hoa, bẻ cành, giẫm lên cỏ.

- Tự ý sờ tay vào hiện vật khi không có sự cho phép của người quản lí.

- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để mê tín dị đoan và thực hiện hành vi trái pháp luật khác.

- Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật.

=> Chúng ta không nên thực hiện những hành vi trên vì những hành vi đó thể hiện sự vô lễ, vi phạm pháp luật, thiếu ý thức đối với những di tích, danh lam thắng cảnh.

Hoạt động 3 trang 47 sách bài tập HĐTN 7: Cùng tham gia bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh

- Thảo luận trong nhóm về vai trò, trách nhiệm của các thành phần khác nhau trong cộng đồng để chuẩn bị cho việc tổ chức phiên họp bàn tròn với chủ đề: “Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương”.

VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA PHIÊN HỌP


Vai trò,
trách nhiệm chính

Ghi chú cho
người đóng vai trò này

(1) Nhà trường

- Tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp về bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động trải nghiệm để học sinh chủ động khởi xướng sáng kiến bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

…………………

…………………

…………………

…………………

(2) Gia đình

…………………

…………………

…………………

…………………

(3)
Các đoàn thể ở địa phương (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,…)

…………………

…………………

…………………

…………………

(4)
Cơ quan văn hoá phụ trách về di tích (Phòng Văn hoá – Thông tin của quận/huyện

…………………

…………………

…………………

…………………

(5)
Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng

…………………

…………………

…………………

…………………

(6)
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương

…………………

…………………

…………………

…………………

(7)
Thành phần khác:
……………….

…………………

…………………

…………………

…………………


- Viết lời cam kết thực hiện các hành vi bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em đã hoặc có dự định đến tham quan.

Để bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương, tôi xin cam kết:
……………………………………………

Trả lời:

- Thảo luận trong nhóm về vai trò, trách nhiệm của các thành phần khác nhau trong cộng đồng để chuẩn bị cho việc tổ chức phiên họp bàn tròn với chủ đề: “Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương”.

VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA PHIÊN HỌP


Vai trò,
trách nhiệm chính

Ghi chú cho
người đóng vai trò này

(1) Nhà trường

- Tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp về bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động trải nghiệm để học sinh chủ động khởi xướng sáng kiến bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng trong việc tổ chức các hoạt động.

(2) Gia đình

Giáo dục con em hiểu biết thêm về tầm quan trọng của việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Gia đình cần tạo điều kiện để các em hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người học sinh.

(3)
Các đoàn thể ở địa phương (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,…)

Nhắc nhở, tuyên truyền học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Các đoàn thể ở địa phương (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,…) cần hỗ trợ, động viên học sinh biết cách bảo vệ bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

(4)
Cơ quan văn hoá phụ trách về di tích (Phòng Văn hoá – Thông tin của quận/huyện

Giúp đỡ học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, nguồn gốc cũng như tầm quan trong của việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

Cơ quan văn hoá phụ trách về di tích (Phòng Văn hoá – Thông tin của quận/huyện cần tổ chức những buổi tọa đàm giúp học sinh hiểu rõ về việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

(5)
Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng

Hướng dẫn học sinh tham gia các chương trình tình nguyện để cải tạo di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng cần có những hành động việc làm cụ thể để nêu gương giúp học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

(6)
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương

Bảo vệ, giữ vệ sinh xung quanh các khu di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương cần chung tay giúp đỡ để cải tạo di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

(7)
Đội ngũ dân phòng
địa phương

Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di tịch lịch sử- văn hoá.

Đội ngũ dân phòng
địa phương cần có trách nhiệm, ý thức cao trong việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

- Viết lời cam kết thực hiện các hành vi bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em đã hoặc có dự định đến tham quan.

Để bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương, tôi xin cam kết:
Tôn trọng nội quy, nâng cao ý thức bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

Xem thêm lời Giải Sách bài tập Hoạt động trải nghiệm Cánh diều hay, ngắn gọn khác: