SBT Hoạt động trải nghiệm Cánh diều Hòa đồng và hợp tác với các bạn
Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải Sách bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Hòa đồng và hợp tác với các bạn sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong SBT HĐTN Hòa đồng và hợp tác với các bạn.
- SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 7 trang 10 Hoạt động 1
- SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 7 trang 10 Hoạt động 2
- SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 7 trang 12 Hoạt động 3
- SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 7 trang 12 Hoạt động 4
- SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 7 trang 13 Hoạt động 5
- SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 7 trang 14 Hoạt động 6
Giải SBT HĐTN 7 Hòa đồng và hợp tác với các bạn - Cánh diều
Hoạt động 1 trang 10 sách bài tập HĐTN 7: Hoà đồng với các bạn
- Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi được tham gia vào các hoạt động mà ở đó tất cả các bạn thể hiện sự hoà đồng với nhau.
- Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia vào các hoạt động mà ở đó các bạn không thể hiện sự hoà đồng với nhau.
- Hãy liệt kê những biểu hiện của sự hoà đồng và không hoà đồng với các bạn.
Trả lời:
- Suy nghĩ, cảm xúc của em khi được tham gia vào các hoạt động mà ở đó tất cả các bạn thể hiện sự hoà đồng với nhau: Em cảm thấy rất vui, rất hào hứng trong hoạt động đó. Em có thể bắt chuyện và cùng vui cười với bất kì ai trong nhóm bạn của mình. Không ai ghen ghét và xa lánh nhau.
- Suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia vào các hoạt động mà ở đó các bạn không thể hiện sự hoà đồng với nhau: Em cảm thấy không thoải mái trong hoạt động đó Các bạn không gắn kết, không thực sự vui và và thoải mái. Trong nhóm bạn có những người chơi riêng, không chơi chung cùng nhau. Có sự ghen ghét và đố kị trong tập thể nhóm bạn.
- Liệt kê những biểu hiện của sự hoà đồng và không hoà đồng với các bạn:
Biểu hiện của sự hoà đồng |
Biểu hiện của sự không hoà đồng |
vui vẻ, cởi mở, lắng nghe, tôn trọng nhau, không lo lắng, xin lỗi khi cần thiết, biết cảm ơn và hi sinh. |
cau có, khó chịu, tự thu mình, cãi vã, bất hoà với mọi người, đăm chiêu, tự tách mình khỏi tập thể, không quan tâm đến việc xung quanh, ngó lơ. |
Hoạt động 2 trang 10 sách bài tập HĐTN 7: Thể hiện mối quan hệ hoà đồng với các bạn
Hãy chia sẻ cách em thể hiện sự hoà đồng với bạn trong các trường hợp sau:
Tình huống 1: Đầu năm học, lớp em có một bạn học sinh mới chuyển đến. Bạn chưa quen nên hầu như không nói chuyện với ai.
Tình huống 2 : Lớp em tổ chức buổi tham quan dã ngoại. Một số bạn không muốn tham gia.
Tình huống 3: Cô giáo chia lớp t hành các nhóm, giao cho mỗi nhóm một dự án học tập và yêu cầu báo cáo kết quả sau một tuần. Trong nhóm em, một số bạn muốn hoàn thành dự án mà không cần sự tham gia của các bạn khác.
Tình huống 4: Em được đề cử tham gia một tiết mục văn nghệ của lớp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Tình huống 5: Em rất yêu thích ngoại ngữ nên đã đăng kí tham gia vào Hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh của trường.
Trả lời:
Trong Tình huống 1: Em làm quen, giao lưu trò chuyện cùng bạn. Em rủ bạn cùng tham gia các hoạt động của nhóm, lớp nhiều hơn. Giúp đỡ bạn trong học tập nếu bạn có khó khăn.
Trong Tình huống 2: Em sẽ hỏi lí do các bạn không tham gia được. Ngoài những bạn bất khả kháng không thể tham gia, em sẽ nói chuyện, bày tỏ với các bạn mong muốn lớp cùng đoàn kết, cùng tham gia hoạt động chung với nhau.
Trong Tình huống 3: Em hỏi lí do, xem tiến độ và chất lượng bài của các bạn đó. Đem câu chuyện ra cùng trao đổi với nhóm, rằng làm việc nhóm cần mọi người đều tham gia. Đi từ từng cá nhân để có được kết quả cho nhóm.
Trong Tình huống 4: Em nhận lời tham gia, đồng thời rủ thêm các bạn trong nhóm, lớp mình cùng tập luyện tiết mục tập thể. Vừa hoàn thành nhiệm vụ giao, vừa gắn kết được sự hoà đồng trong lớp.
Trong Tình huống 5: Em tham gia và làm quen với nhiều bạn trong câu lạc bộ, kể về câu chuyện của mình, lắng nghe và chia sẻ với các bạn trong câu lạc bộ.
Hoạt động 3 trang 12 sách bài tập HĐTN 7: Hợp tác với các bạn
Chia sẻ về những trải nghiệm trong việc hợp tác với bạn bè.
- Khi em và các bạn hợp tác với nhau:
+ Cảm xúc của em khi đó là gì?
+ Em và các bạn đã làm gì để thể hiện sự hợp tác?
+ Kết quả của công việc khi em và các bạn hợp tác với nhau.
- Khi em và các bạn không hợp tác với nhau:
+ Em cảm thấy như thế nào?
+ Em hoặc các bạn đã thể hiện sự không hợp tác như thế nào?
+ Kết quả của công việc khi em và bạn không hợp tác với nhau.
Trả lời:
- Khi em và các bạn hợp tác với nhau:
+ Cảm xúc của em khi đó: rất háo hức, hồi hộp về kết quả mà nhóm sẽ thảo luận ra. Em vui vì còn được thảo luận chung về một vấn đề nữa.
+ Để thể hiện sự hợp tác, em và các bạn đã: tiến hành thảo luận, phân tích, tranh biện và tìm ra kết quả chung nhất sau thảo luận.
+ Kết quả của công việc khi em và các bạn hợp tác với nhau: công việc hoàn thành tốt, có hiệu quả. Tất cả mọi người đều vui vẻ vì được cùng tham gia tạo nên ý kiến giá trị.
- Khi em và các bạn không hợp tác với nhau:
+ Em cảm thấy: buồn chán, tẻ nhạt, không hứng thú và áp lực khi không thể hợp tác lại với nhau.
+ Em hoặc các bạn đã thể hiện sự không hợp tác là: không chịu nghe ý kiến của nhau, luôn tìm cách tránh mặt và tự có hướng đi riêng cho quyết định của mỗi người.
+ Kết quả của công việc khi em và bạn không hợp tác với nhau: công việc trở thành cá nhân, không còn quan hệ và ảnh hưởng đến nhau. Một mình em cảm thấy công việc trở nên vất vả và không có người phụ giúp mình nữa.
Hoạt động 4 trang 12 sách bài tập HĐTN 7: Cách thức hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ chung
Đề xuất cách thức hợp tác với bạn để thực hiện các nhóm vụ chung.
Các nhiệm vụ |
Cách thức hợp tác |
Kết quả |
Bài tập nhóm |
||
Trực nhật |
||
Làm báo tường |
||
Trả lời:
Các nhiệm vụ |
Cách thức hợp tác |
Kết quả |
Bài tập nhóm |
Chia công việc, nhiệm vụ của bài cho từng người. Sau đó họp lại và tổng hợp kết quả cuối. |
Bài tập nhóm hoàn thành, dựa trên sự thống nhất cao của cả nhóm. |
Trực nhật |
Chia công việc cho người quét, hót rác, lau bảng và tưới cây. Khi ai đó xong sớm thì phụ giúp người còn lại đến khi cùng hoàn thành. |
Trực nhật hoàn thành, công việc san đều và không ai cảm thấy quá sức, mệt mỏi. |
Làm báo tường |
Họp nhóm để cùng lên ý tưởng, dụng cụ cần chuẩn bị. Chia báo tường ra các phần, mỗi người phụ trách một phần, cùng chia góc để hoàn thành. |
Báo tường được hoàn thành, cả nhóm đều vui vẻ vì có được đóng góp tham gia làm việc. |
Trang trí lớp học |
Tổ chức họp nhóm để cho ra ý tưởng, đồ dùng cần có. Chia nhau đi mua cho đủ đồ và trang trí theo sở trường của mỗi người, ai thạo hơn sẽ làm việc đó, người không thạo sẽ phụ người kia… cho đến khi hoàn thành. |
Lớp được trang trí đẹp, không khí lớp chan hoà do tự tay làm nên những sản phẩm đẹp |
Tập văn nghệ |
Dành thời gian các buổi cố định, cùng tham gia tập luyện đầy đủ. Ai chưa thuộc hoặc tập kém sẽ được cả nhóm cùng hướng dẫn. Cho đến khi tiết mục đạt yêu cầu tốt. |
Tiết mục văn nghệ đạt yêu cầu, tập thể hát múa đều và đẹp, không khí vui tươi, thoải mái. |
Ủng hộ đồng bào vùng khó khăn |
Mỗi người đóng góp những vật dụng thường dùng, có ích, ai có gì đóng góp nấy. Sau khi hoàn thành cân đối số lượng đồ dùng có thể mua thêm hoặc hoàn tất và gửi ủng hộ. |
Chuyến ủng hộ thành công, mang ý nghĩa trong món quà gửi gắm đi. Song còn giúp tập thể lớp keo sơn, yêu thương nhau hơn. |
Hoạt động 5 trang 13 sách bài tập HĐTN 7: Hợp tác để giải quyết vấn đề
Hãy chia sẻ một vấn đề nẩy sinh trong lớp em (trong học tập; trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè; trong quá trình tham gia hoạt động tập thể) và cách thức em đã hợp tác với các bạn để giải quyết vấn đề đó.
Vấn đề |
Cách hợp tác để giải quyết vấn đề |
Kết quả |
Bài học |
Trả lời:
Vấn đề |
Cách hợp tác để giải quyết vấn đề |
Kết quả |
Bài học |
Bạn không cho em dùng chung đồ dùng học tập. |
Em nêu lí do quên đồ dùng, mong được bạn cho phép sử dụng đồ chung. Bày tỏ lòng cảm ơn với bạn. |
Bạn thay đổi ý kiến, tiếp tục cho em sử dụng đồ dùng chung và dặn em không quên đồ dùng khi đi học. |
- Biết bày tỏ mong muốn của mình với người khác. - Mang đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bất kì một hoạt động nào. |
Thầy phê bình em nói chuyện trong giờ học. |
Sau khi ra chơi tan giờ, em gặp riêng thầy và xin lỗi. Mong được thầy tha thứ và không tái phạm. |
Thầy tha lỗi, xoa đầu và ôm em. Em trở về lớp và tiếp tục học tập. |
- Nhận thức được tính đúng đắn trong hành động của bản thân |
Em bị bạn giận dỗi do không giữ lời hứa. |
Em giải thích lí do em quên lời hứa. Mong bạn bỏ qua và sẽ bù đắp trong thời gian sau đó. |
Bạn đồng ý và cho em cơ hội sửa sai. |
- Phải biết giữ lời hứa. - Biết giữ gìn và gắn kết các quan hệ bạn bè, người thân. |
Em vứt rác vô tình ném vào người bạn học. |
Em xin lỗi và nhận thấy hành vi sai trái của mình. Hỏi thăm bạn có bị sao không. |
Bạn bỏ qua cho hành vi của em, mong em không tái phạm thêm nữa. |
- Cẩn thận trong hành vi, việc làm. (Làm đến nơi đến chốn). - Rèn luyện tính cẩn thận, chu toàn. |
Lớp em bị phạt do điểm thi đua kém. |
Cả lớp cùng chia công việc thực hiện nốt công việc được giao để ra về sớm. |
Việc phạt được hoàn thành, các bạn đều nhận thấy điều chưa tốt và sẽ cố gắng đưa điểm thi đua lớp cao hơn. |
- Cần có trách nhiệm với việc mình làm ra. - Biết phấn đấu, thay đổi vì những điều chưa tốt. |
Hoạt động 6 trang 14 sách bài tập HĐTN 7: Sổ tay Niềm vui tình bạn
Thiết kế trang bìa cho cuốn sổ tay Niềm vui tình bạn.
Trả lời: