SBT Hoạt động trải nghiệm Cánh diều Ứng phó với các tình huống nguy hiểm
Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải Sách bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Ứng phó với các tình huống nguy hiểm sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong SBT HĐTN Ứng phó với các tình huống nguy hiểm.
Giải SBT HĐTN 7 Ứng phó với các tình huống nguy hiểm - Cánh diều
Hoạt động 1 trang 65 sách bài tập HĐTN 7: Nhận diện tình huống nguy hiểm
Chia sẻ tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua.
Tình huống 1: ………………………………………………………….. Dấu hiệu nhận biết: …………………………………………………..,.. Cảm xúc của em: ………………………………………………………. |
Tình huống 2: ………………………………………………………….. Dấu hiệu nhận biết: …………………………………………………..,.. Cảm xúc của em: ………………………………………………………. |
Tình huống 3: ………………………………………………………….. Dấu hiệu nhận biết: …………………………………………………..,.. Cảm xúc của em: ………………………………………………………. |
Trả lời:
Tình huống 1: Trên đường đi học về, bạn N bị một người lạ mặt đi theo. Bạn đi nhanh, người đó cũng đi nhanh. Bạn đi chậm, người đó cũng đi chậm. Dấu hiệu nhận biết: có người lạ mặt đi theo Cảm xúc của em: lo lắng, hoảng sợ,… |
Tình huống 2: Trẻ em bị hóc, nghẹn thức ăn Dấu hiệu nhận biết: Trẻ em khóc và có những hành động kì lạ Cảm xúc của em: lo âu, bối rối,… |
Tình huống 3: Chủ nhật, bạn H đi bơi bị đuối nước Dấu hiệu nhận biết: Bạn bị sặc nước, ho liên tục Cảm xúc của em: sợ hãi, bồn chồn,… |
Hoạt động 2 trang 65 sách bài tập HĐTN 7: Cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm
- Em đã trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng gì để tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm?
- Theo em, điều quan trọng nhất cần thực hiện khi gặp tình huống nguy hiểm là gì? Tại sao?
Trả lời:
- Em đã trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng để tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm:
* Bình tĩnh suy nghĩ, hít sâu thở đều, không hoảng hốt.
* Tìm cách ứng phó phù hợp: đi đến nơi đông người, nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh, gọi điện thoại cho người thân,...
- Theo em, điều quan trọng nhất cần thực hiện khi gặp tình huống nguy hiểm là giữ được sự bình tĩnh, không hoảng sợ. Vì chỉ có như vậy chúng ta mới có thể suy nghĩ được cách ứng phó phù hợp để thoát khỏi nguy hiểm.
Hoạt động 3 trang 66 sách bài tập HĐTN 7: Xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm
Quan sát các bức tranh trong sách giáo khoa, trang 68 và hoàn thành bảng sau:
Tranh |
Tên tình huống |
Dấu hiệu nhận biết |
Cách ứng phó |
1 |
……………. ……………. |
……………. ……………. |
……………. ……………. |
2 |
……………. ……………. |
……………. ……………. |
……………. ……………. |
3 |
……………. ……………. |
……………. ……………. |
……………. ……………. |
4 |
……………. ……………. |
……………. ……………. |
……………. ……………. |
Trả lời:
Tranh |
Tên tình huống |
Dấu hiệu nhận biết |
Cách ứng phó |
1 |
Đuối nước |
Các bạn nhỏ bơi giữa hồ mà không có áo phao bảo vệ có thể bị đuối nước |
tiếp tục bơi nếu có áo phao để mặc vào hoặc lên bờ không bơi nữa. |
2 |
Sét đánh |
Bạn học sinh đi học về một mình giữa trời mưa sấm chớp, xung quanh rất nhiều cây cối nếu sấm chớp đánh sẽ nguy hiểm |
nhanh chóng chạy về nhà nếu gần hoặc vào nhà gần nhất xin trú nhờ. |
3 |
Tai nạn giao thông |
Các bạn nhỏ đi học dàn hàng xe giữa đường có thể làm tai nạn |
đi đúng làn đường dành cho xe đạp với tốc độ vừa phải, không đi dàn hàng ngang hay vừa đi vừa nói chuyện. |
4 |
Côn trùng đốt |
Bạn nhỏ bị côn trùng đậu ở tay và có thể bị nó cắn |
dùng vở để đập con bọ, gạt nó ra khỏi tay mình hoặc nhanh chóng gọi người lớn đến giúp. |
Hoạt động 4 trang 67 sách bài tập HĐTN 7: Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm
- Thiết kế bìa Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm.
- Ghi lại một tình huống nguy hiểm và cách ứng phó với tình huống ấy (có thể sử dụng tranh vẽ, kí hiệu, sơ đồ,…) để đưa vào cuốn sổ tay.
Trả lời:
- Ghi lại một tình huống nguy hiểm và cách ứng phó với tình huống ấy (có thể sử dụng tranh vẽ, kí hiệu, sơ đồ,…) để đưa vào cuốn sổ tay.
Chiều nay, Hoa đi học về muộn hơn hàng ngày. Khi đi đén đoạn đường vắng. em bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy.
=> Cách ứng phó:
+ Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” và “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra tới giúp.
+ Bỏ chạy, khóc và kêu cứu
+ Vì có như vậy thì mọi người xung quanh mới biết và đến giúp mình…,còn nếu chỉ dừng lại gào khóc thì họ có thể hiểu lầm là chuyện riêng của trẻ con do em không vừa ý gì đó thì khóc.
=> Để tránh gặp phải tình huống bắt cóc em sẽ:
+ Không đi một mình nơi vắng người.
+ Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ….
+ Luôn có thói quen đi đâu xin phép, chào hỏi bố mẹ…
+ ….